KHUNG TRỜI QUỐC HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 18 người, vào ngày Wed Mar 01, 2023 11:20 pm
Latest topics
» Năm mới Ất Mùi 2015
Đặt lại một số vấn đề Sử học I_icon_minitimeMon Mar 23, 2015 3:15 pm by Minh Châu

» Chúc mừng sinh nhật Nguyên Hà
Đặt lại một số vấn đề Sử học I_icon_minitimeTue Mar 12, 2013 9:06 pm by Trương Nguyên Hà

» Chúc mừng sinh nhật Vĩnh Long.
Đặt lại một số vấn đề Sử học I_icon_minitimeSun Mar 03, 2013 2:37 pm by Minh Châu

» Trả lời thư Minh Châu
Đặt lại một số vấn đề Sử học I_icon_minitimeTue Feb 19, 2013 4:36 pm by Nguyen thi kim hiep

» lien lac
Đặt lại một số vấn đề Sử học I_icon_minitimeTue Feb 19, 2013 12:15 pm by Minh Châu

» Chúc Mừng Năm Mới 2013
Đặt lại một số vấn đề Sử học I_icon_minitimeWed Jan 23, 2013 10:09 am by Minh Châu

» Truyện Ngắn: THƯƠNG NHỚ HOÀNG LAN
Đặt lại một số vấn đề Sử học I_icon_minitimeSun Jun 17, 2012 1:57 pm by Minh Châu

» Live chat 12A
Đặt lại một số vấn đề Sử học I_icon_minitimeFri Apr 20, 2012 10:41 am by dntn_tamhien

» NHẠC SẾN, NHẠC SANG
Đặt lại một số vấn đề Sử học I_icon_minitimeMon Apr 16, 2012 2:46 pm by Minh Châu

RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 


Statistics
Diễn Đàn hiện có 37 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: Nguyen thi kim hiep

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 534 in 219 subjects

Đặt lại một số vấn đề Sử học

2 posters

Go down

Đặt lại một số vấn đề Sử học Empty Đặt lại một số vấn đề Sử học

Bài gửi  Nguyễn Anh Huy Thu Jul 08, 2010 5:36 am

Thân gởi các bạn 12A,
Từ nhỏ đến lớn, Huy toàn đi "guậy" người khác. "Guậy" lớp 12A đã đành, mới đây lại "guậy Trương Công Mẫn...
Huy có cái niềm say mê lịch sử từ nhỏ, sau khi vào đại học thì đẩy mạnh việc đọc sử; và trong quá trình đọc ấy, thấy sách nào viết chưa vừa ý thì cũng "guậy" tác giả đó luôn...

Các bạn à, chúng ta sống ở Huế lâu, chắc là không có ai chưa đi ngang qua Cột cờ Phú Văn Lâu (?!). Và đã đi ngang đó rồi, không thể không biết câu hò nổi tiếng của cụ Ưng Bình Thúc Giạ:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm ?
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông ?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông ?
Đưa câu mái đẩy CHẠNH LÒNG NƯỚC NON...

Thưa các bạn, đây là một sự tích liên quan đến một VẤN ĐỀ SỬ HỌC về một vị vua yêu nước... Đó là :


VỀ ĐỊA ĐIỂM HỘI KIẾN GIỮA VUA DUY TÂN VÀ CÁC SĨ PHU YÊU NƯỚC

NGUYỄN ANH HUY
Cựu học sinh Quốc Học - Huế
Lớp A khóa 1982-1985


Nhân đọc sách “Cố đô Huế: xưa và nay” của Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên - Huế, do Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành năm 2005, trang 611 có bài “Thương xác về địa điểm gặp mặt giữa vua Duy Tân, Trần Cao Vân và Thái Phiên” của nhà Huế học Phan Thuận An (PTA); đọc bài viết ấy, được nhiều kiến thức bổ ích, song có chổ chưa được thỏa mãn nên tôi cố gắng tìm hiểu sâu thêm… Cũng trong sách này, ở trang 426, còn có bài “Vua Duy Tân từ cuộc khởi nghĩa Miền Nam Trung Kỳ đến những năm tháng lưu đày hải ngoại (1916-1945)” của Tiến sĩ Sử học Hoàng Văn Hiển (HH) cũng có nói qua vấn đề này.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ở mục “Vua Duy Tân” ghi: “Tháng 4 năm 1916, khi vua Duy Tân ra Cửa Tùng nghỉ mát, Phạm Hữu Khánh có đưa cho vua một bức thư của hai lãnh tụ Trần Cao Vân và Thái Phiên. Duy Tân đọc thư và muốn gặp hai người. Ngày hôm sau, ba người cùng đến câu cá ở Hậu hồ, vua Duy Tân đồng ý cùng tham gia khởi nghĩa”.
Và tôi cũng có đọc được sách “Quảng Nam và những vấn đề sử học” của nhà nghiên cứu Nguyễn Sinh Duy, (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, năm 2006), trang 339-340 có viết: “Dưới dạng lốt một người câu cá, Trần Cao Vân được thị vệ Tôn Thất Đề và Phan Hữu Khánh tiến dẫn vào gặp mặt vua tại hồ Tĩnh Tâm”. Hoặc các sách “Chuyện ba vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân” hoặc “Những bí ẩn về Cựu hoàng đế Duy Tân” của Nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân… đều có nói về vấn đề này với nhiều giả thuyết khác nhau…
Qua đây cho thấy về địa điểm hội kiến giữa vua Duy Tân với các sĩ phu yêu nước, còn nhiều nhiêu khê, chưa thống nhất…

Thế rồi duyên may được đọc quyển “Vua Duy Tân” (Nhà xuất bản Thuận Hóa - Huế, năm 1996) của tác giả HH. Sách này nêu lên sự bình luận trên cơ sở thừa kế cả trăm công trình đi trước, nên đã phục vụ bạn đọc như một tài liệu tham khảo tốt. Tuy vậy, sự lý giải về vấn đề cần “thương xác”, ở đây cũng chưa có gì rõ hơn; ngược lại, càng làm độc giả băn khoăn thêm…
Ở đây, tôi không có ý phản bác các chứng lý đã nêu, mà chỉ trên tư cách độc giả xin nêu những thắc mắc, đưa thêm những tình huống khác có thể xảy ra để bổ sung vào những biện luận nhằm đi đến sự thật của lịch sử, nên rất mong vấn đề được suy xét thêm:
Trang 56 trong sách, tác giả HH viết: “Một hôm, nhà vua ngự du cửa Tùng (4) và lộ vẻ buồn bực, Phạm Hữu Khánh… liền dâng lên vua lá thư của Hội Quang Phục…”.
Mở đến trang 150, phần chú thích: “(4) - Có tác giả cho sự việc dâng thư lên vua Duy Tân diễn ra trong kinh thành Huế”. Sau chú thích đó, tác giả HH chấm hết, không giải thích vì sao bản thân mình lại chọn địa điểm “cửa Tùng” mà không chọn “trong kinh thành Huế”!
Trang 57, tác giả HH viết tiếp: “Thế rồi cơ may cuối cùng đã đến… Cuộc duyệt binh vừa xong, nhà vua thả bộ theo sông Ngự Hà rồi bí mật tạt vào Hậu Hồ. Thế là bắt đầu cuộc hội kiến với các nhà lãnh tụ Quang Phục hội mà bấy lâu ông đã mong đợi (6)…”.
Chú giải (6) ở trang 150, tác giả bình luận: “Về ngày giờ, địa điểm gặp gỡ, có rất nhiều tài liệu nói khác nhau. Đa số cho rằng cuộc hội kiến được tổ chức vào giữa tháng 4 năm 1916, điều đó phù hợp với lời kể của bà Hoàng quý phi Mai Thị Vàng, vợ vua Duy Tân. Tác giả Phạm Khắc Hòe cũng đồng ý với thời gian này, nhưng ông lại nói ngày họ Phạm dâng thư cho nhà vua chỉ trước buổi gặp mặt một hôm. Như vậy sẽ không hợp lý nếu chấp nhận ý kiến cho là vua tiếp thư ở cửa Tùng, vì không thể hôm sau nhà vua đột ngột trở về Huế để tìm gặp Thái Phiên, Trần Cao Vân được. Hơn nữa, trước khi hội kiến, chắc chắn những nhà lãnh đạo Việt Nam Quang Phục Hội phải bàn bạc, chuẩn bị kỹ mới hành động.
Về địa điểm, nhiều tài liệu cho là cuộc gặp gỡ lịch sử đó diễn ra ở hồ Tịnh Tâm. Chúng tôi nghiêng về ý kiến cho rằng địa điểm gặp là Hậu Hồ gần điện Kiến Trung nơi vua ở. Và theo lời bà Mai Thị Vàng kể lại, khoảng tháng 4 năm 1916 (thời gian có lẽ chính xác vì bà chỉ mới lấy vua một vài tháng), bà có thấy một người câu cá gần điện Kiến Trung, về sau mới biết đó là ông Trần Cao Vân”
.
Tôi nhận thấy sự bàn luận của tác giả chưa được toàn diện nên tiền hậu bất nhất: ở trên, tác giả đã chọn lấy địa điểm dâng thư là ở cửa Tùng mà không chứng minh để loại trừ địa điểm kia; nhưng đến khi vấp phải lời kể của một nhân chứng lịch sử là ông Phạm Khắc Hòe thì tác giả HH lại phủ nhận luôn cả lời kể này: “…Như vậy sẽ không hợp lý nếu chấp nhận ý kiến cho là vua tiếp thư tại cửa Tùng…”. Thiển nghĩ sự “không hợp lý” này là do tác giả HH hơi thiên lệch khi chọn địa điểm dâng thư ở cửa Tùng, chứ nếu chọn địa điểm dâng thư “trong kinh thành Huế” thì ắt vẫn hợp lý chứ?!
Tác giả HH viện lý do “vì không thể hôm sau nhà vua đột ngột trở về Huế để tìm gặp Thái Phiên, Trần Cao Vân được”, trong khi ở trang 56 thì lại cho rằng “Nhà vua tim não nóng như lửa đốt, ruột gan đau như cắt… Từ khi nhận được thư… vua Duy Tân sốt ruột muốn gặp ngay các nhà lãnh đạo để nói chuyện…”. Thiết tưởng, nếu vua đã “sốt ruột… muốn gặp ngay…” thì chắc rằng phải “hôm sau… đột ngột trở về Huế để tìm gặp…” được chứ?! Tâm trạng của người vì nước vì dân “nước nhớp lấy máu mà rửa” thì sự đột ngột đó vẫn có thể xảy ra!
*
Đó là nói đến địa điểm dâng thư - dạm hỏi, còn địa điểm hội kiến - đính ước cuộc khởi nghĩa 1916, các sách vở xưa nay viết rất nhiều chổ khác nhau:
-Ngự Hà,
-Hồ Tịnh Tâm,
-Bến Phu Văn Lâu,
-Hậu Hồ
(ở trong hoàng thành).

Trong 4 địa điểm kể trên, Hậu Hồ là nơi đáng chú ý, vì khi viết sách Cụ Trần Cao Vân (Minh Tân xuất bản, Paris Vie, 1952), tác giả Hành Sơn đã căn cứ vào bản án của triều đình Huế đối với các sĩ phu yêu nước tham gia khởi nghĩa thời bấy giờ để khẳng định “…Hậu Hồ mới chính là nơi đính ước của cuộc Cách mệnh năm 1916”.
Xem bản án (lấy bản dịch trong sách "Nguyễn Phúc tộc thế phả", Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1995), thấy có ghi: “Ban đầu buông câu ở Hậu Hồ, mạo viết chiếu văn, rồi đón rước nhà vua… làm mình rồng phải chịu dãi dầu gió bụi đều là tội nghiệt của bọn ấy cả”.
Đây là chứng cứ có sức thuyết phục, khó lòng phủ nhận. song các địa điểm khác cũng chưa loại trừ được, bởi đã hẹn hò bàn việc đại sự lên quan đến vận mệnh đất nước, dân tộc, ắt phải bàn nhiều lần; và để bảo đảm chuyện tối mật thì ít ai bàn nhiều lần mà lại cùng một chổ. Đành rằng sử sách chỉ có ghi một cuộc gặp mặt ngày 12 tháng 3 âm lịch (tức ngày 14/4/1916), nhưng có thể đó chỉ là một trong những lần hẹn hò được biết đến và nêu ra, chứ làm sao có thể kết luận chỉ có một cuộc gặp mặt là đủ ?!
Các tài liệu đều có ghi “Chiều chiều trước bến Văn Lâu”, hoặc “Trần Cao Vân và Thái Phiên thường giả đi câu cá, theo đường thủy đạo vào nội…” hoặc “đôi bên hẹn hò gặp nhau vào ngày…” hoặc “ hai nhà cách mệnh… lẻn vào Hậu Hồ, đúng vào giờ đã định…”; những chữ “chiều chiều, thường, hẹn, theo giờ đã định…” đều do các nhà nghiên cứu sau này tưởng tượng ra, tự ý dựng nên, song tất cả đều biểu hiện sự hẹn hò này đã xảy ra nhiều lần, mà ít ra phải có 2 lần gặp mặt: một lần dạm hỏi, diện kiến và một lần hội kiến, đính ước…
Vậy, cũng có thể ngày 14/4/1916 chỉ là ngày diện kiến - dạm hỏi, nhưng các nhà sử học sau này - không phải là nhân chứng lịch sử - tự ý tái tạo lịch sử, hư cấu sai tình tiết cho rằng đó là ngày đính ước thì sao?! Tình huống này cũng có thể xảy ra! Chúng ta hãy thử đọc lại bản án: “…ban đầu buông câu ở Hậu Hồ”, hai chữ “ban đầu” này muốn nói đến lúc diện kiến - dạm hỏi hay là lúc hội kiến - đính ước ? Khó mà trả lời được ! Dẫu rằng theo lời bà Mai Thị Vàng kể, đã có lúc gặp Trần Cao Vân câu cá ở điện Kiến Trung, nhưng biết đâu: đó chỉ là lần diện kiến để hẹn một lần khác nữa thì sao ?! Vả lại, Hậu Hồ là chổ cung cấm, thường được canh gác cẩn mật, người dân thường, dù giả dạng câu cá - tuy lẻn vào được trong Hoàng thành - cũng khó ở lâu trong đó, nếu bị bắt gặp, dễ bị chém đầu vì tội “thích khách”, chứ nói gì đến chuyện ngồi bàn chuyện khởi nghĩa phải kéo dài thời gian ở chổ cung cấm ?
Theo ngụ ý, muốn xác định một vị trí cụ thể thì cần phải loại trừ cả 3 vị trí kia, đồng thời phải chứng minh được một vị trí còn lại là chính xác sự thạt thì vấn đề mới có sức thuyết phục. trong trường hợp cụ thể này, chưa kể tình huống việc hẹn hò đã xảy ra nhiều lần ở nhiều nơi nên cả 4 địa điểm trên đều đúng hết. Hoặc cả 4 vị trí trên đều sai sự thật mà cũng có thể còn có một vị trí thật sự nào đó chưa được biết đến nữa ! Chẳng hạn như “Bến Ngự” là một trong những cái bến mà:
Chiều chiều ông ngự ra câu,
Cái ve, cái chén, cái bầu sau lưng!
Câu ca dao quen thuộc của xứ Huế, đã dùng chữ “ngự” tức là dành cho vua, nhưng vị vua nào lại bình dân và quá gần gũi đến mức người ta không gọi là “vua ngự ra câu” mà lại gọi là “ông ngự ra câu”?
Và mỗi lần đi câu, ông vua đó có tâm sự gì để cần phải đem “cái ve, cái chén, cái bầu sau lưng”? Uống rượu tâm tình với ai ?
Nhà Huế học PTA đã dựa vào lời khẳng định của tác giả Hành Sơn (đã trích dẫn ở trên) để xác định: “Nếu lời trích dẫn bản án trên đây là chính xác thì địa điểm gặp mặt… là Hậu Hồ… chúng tôi tin như thế”.
Sự “tin như thế” của tác giả PTA, chúng tôi nhận thấy vẫn chưa đủ sức thuyết phục: Nếu địa điểm được ghi trong bản án là không chính xác thì sao ?! Sự nghi ngờ của tôi cũng rất có cơ sở: Khi nhà cách mạng yêu nước Trần Cao Vân lên đoạn đầu đài, đã để lại lời kêu gọi thống thiết:
Trung là ai, nghĩa là ai, cân đai võng lọng là ai, thà để cô thần tử biệt.
Trời còn đó, đất còn đó, xã tắc sơn hà còn đó, mong cho thánh thượng sinh toàn !
Rõ ràng, Trần Cao Vân, để đền ơn tri ngộ nên “thà để cô thần tử biệt”, muốn gánh hết trách nhiệm “làm loạn”(*) về mình, muốn gởi gắm lời tha thiết “mong cho thánh thượng sinh toàn” đến những ai “trung, nghĩa, cân đai võng lọng…”. Nhận được lời ủy thác vì nước vì dân đầy xúc động ấy, rất có thể vị chánh án là Thượng thư Hồ Đắc Trung đã sửa bản án cho khác sự thật đi, kết rằng “bọn ấy” vào trong nội (tức vào Hậu Hồ) “mạo viết chiếu văn… rồi đón rước nhà vua…” để giảm nhẹ “tội”(*) của nhà vua đi chăng? Như vậy, vị sĩ phu yêu nước đã gánh tội “mạo chiếu, vào trong nội rủ rê vua trẻ”(*); chứ nếu trong bản án mà ghi rõ vua Duy Tân đã chủ động đến Phu Văn Lâu (hoặc Ngự Hà) thì e rằng “tội”(*) của vua rất nặng!
Vậy thì tình huống bản án đã bị sửa khác sự thật cũng có thể xảy ra, và Hậu Hồ là nơi đính ước cuộc cách mạng cũng chưa đủ sức thuyết phục, bởi:
Chiều chiều trước bên Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai mong...
Thuyền ai thấp thoáng bên sông?
Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non...
Khi sự kiện lịch sử năm 1916 xảy ra, cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877-1961) đã 40 tuổi, chính cụ là một nhân chứng lịch sử có thể biết nội tình cuộc khởi nghĩa, cho nên cụ đã làm câu hò nổi tiếng trên để truyền lại cho hậu thế biết rõ sự thật! Chúng ta là hậu sinh, làm sao có thể chối bỏ lời kể đầy thú vị như vậy?! Tính chất ẩn dụ, ẩn ngữ trong câu hò, lời đối ký thác tâm sự trên đây, rất đáng suy ngẫm!...

NAH

(*) Những chữ có đánh dấu (*), người viết xin phép được sử dụng cho phù hợp với quan điểm của nhà cầm quyền thời bấy giờ, rất mong anh linh đức vua và các sĩ phu yêu nước lượng thứ…

http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenanhhuy/090409-vuaduytan.htm

Bài viết này của Huy, mang tính phản biện, nên theo các tác giả có trích dẫn trong bài thì "Đã gợi mở được vấn đề" !

Huy

Nguyễn Anh Huy

Tổng số bài gửi : 48
Join date : 23/06/2010
Age : 56
Đến từ : Huế

Về Đầu Trang Go down

Đặt lại một số vấn đề Sử học Empty Bài viết kỷ niệm 1000 năm Thăng Long

Bài gửi  Nguyễn Anh Huy Sat Aug 21, 2010 1:53 pm

Thân gởi các bạn,
Chuẩn bị 1000 năm Thăng Long, Huy có bài viết này, gởi các bạn đọc giải trí :

http://nguyenxuandien.blogspot.com/2010/08/chieu-doi-o-tu-mot-cac-nhin-khac.html

Thân mến,
Nguyễn Anh Huy

Nguyễn Anh Huy

Tổng số bài gửi : 48
Join date : 23/06/2010
Age : 56
Đến từ : Huế

Về Đầu Trang Go down

Đặt lại một số vấn đề Sử học Empty NHỮNG Ý KIẾN KHI ĐỌC BÁO

Bài gửi  Nguyễn Anh Huy Sat Jan 01, 2011 11:22 am

Kính gởi các bạn 12A,

Hôm nay là Tết dương lịch năm 2011, Huy xin chúc các bạn cùng gia đình một năm mới khỏe mạnh, hạnh phúc và thành đạt.

Kính thưa các bạn, nội quy của diễn đàn là không được nói về chính trị. Tuy nhiên ý kiến của Huy dưới đây không phải là vấn đề chính trị, mà là dùng kiến thức để chống xâm lược bằng kiến thức.

Đại khái, khi Huy đọc một số bài sau:
http://nguyenxuandien.blogspot.com/2010/12/nguyen-huy-quy-ong-la-ai.html
http://www.x-cafevn.org/node/1515

Thì Huy đã có ý kiến phản hồi trên bài viết của họ.
Tuy vậy, Huy cũng muốn các bạn biết những việc làm của Huy. Sau đây là ý kiến của Huy đã được đăng trên blog của Nguyễn Xuân Diện:

"Kính gởi GS Nguyễn Huy Quý,
Trước đây, tôi nghe ông là “Giáo sư” ở “Viện Khoa học Xã hội Việt Nam”, tôi rất hâm mộ...

Nhưng sau khi đọc ý kiến của ông cho rằng: “Trung Quốc và Việt Nam có nhiều yếu tố giống nhau: cùng một văn hoá, cùng nguồn gốc ...", tôi rất thất vọng và tiếc cho học vị, học hàm của ông quá !; vì qua phát biểu ấy, cho thấy ông chẳng biết chút gì về lịch sử và văn hóa Việt Nam cả !!!

Tôi là một bác sĩ, không dám và cũng không muốn tranh luận với ông, chỉ xin trích lại lời nói của tiền nhân Việt Nam, những người đã bỏ xương máu để xây dựng và bảo vệ ĐỘC LẬP DÂN TỘC từng nói:

- Minh Tông triều Trần nói: “-Nhà nước đã có phép tắc riêng, Nam Bắc khác nhau...”, mà sau này Trần Nghệ Tông cũng nói lại: “-Triều đình dựng nước, có luật pháp, chế độ riêng, không theo quy chế nhà Tống, là vì Nam Bắc, nước nào làm chủ nước đó, không phải bắt chước nhau...”! (Đại Việt sử ký toàn thư).

- Nguyễn Trãi cũng đã tuyên bố:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục bắc nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có!

Nội dung phát biểu không có chút kiến thức của ông, có thể nói là sẽ CÓ HẠI đến tiền đồ phát triển của DÂN TỘC VIỆT NAM !, vì bọn bành trướng phương Bắc sẽ lợi dụng phát biểu của ông để thực hiện dã tâm của chúng; và sự tai hại do ông phát biểu thì không lường trước được !!!

Tôi thấy tiếc cho cái hàm “Giáo sư” ở “Viện Khoa học Xã hội Việt Nam” của ông quá !!!

Nguyễn Anh Huy (Huế)



Ý kiến trên của Huy, nếu các bạn và admin cho rằng bị vi phạm nội quy diễn đàn thì có thể vui vẻ xóa. Very Happy
Thân mến,
Nguyễn Anh Huy

Nguyễn Anh Huy

Tổng số bài gửi : 48
Join date : 23/06/2010
Age : 56
Đến từ : Huế

Về Đầu Trang Go down

Đặt lại một số vấn đề Sử học Empty Re: Đặt lại một số vấn đề Sử học

Bài gửi  Admin Sat Jan 01, 2011 11:47 am

Hi, Huy
Lâu ngày quá mới thấy Huy xuất hiện trên Khung trời Quốc Học và viết bài tham gia đóng góp cho forum, rất cám ơn Huy.
Đúng là theo qui định của Diễn đàn là không bàn về chính trị, chúng mình lập ra diễn đàn này để giao lưu, gặp gỡ bạn bè cũ sau mấy mươi năm xa cách, và nội dung của diễn đàn chỉ nên gói gọn trong những niềm say mê âm nhạc, thơ văn, hội họa và tin tức thăm hỏi gia đình bè bạn.
Admin không dám xóa bài viết của những người bạn tâm huyết với forum và cũng không có ý kiến chi cả, nhưng nếu Huy thấy bài viết mang tính chất Chính trị thì Huy có thể tự xóa mà Huy.
Năm mới, xin chúc Huy và gia đình an lành, hạnh phúc và may mắn.
Thân ái.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 67
Join date : 27/10/2008

https://quochoc.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Đặt lại một số vấn đề Sử học Empty Re: Đặt lại một số vấn đề Sử học

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết