KHUNG TRỜI QUỐC HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 18 người, vào ngày Wed Mar 01, 2023 11:20 pm
Latest topics
» Năm mới Ất Mùi 2015
NHẠC TIỀN CHIẾN I_icon_minitimeMon Mar 23, 2015 3:15 pm by Minh Châu

» Chúc mừng sinh nhật Nguyên Hà
NHẠC TIỀN CHIẾN I_icon_minitimeTue Mar 12, 2013 9:06 pm by Trương Nguyên Hà

» Chúc mừng sinh nhật Vĩnh Long.
NHẠC TIỀN CHIẾN I_icon_minitimeSun Mar 03, 2013 2:37 pm by Minh Châu

» Trả lời thư Minh Châu
NHẠC TIỀN CHIẾN I_icon_minitimeTue Feb 19, 2013 4:36 pm by Nguyen thi kim hiep

» lien lac
NHẠC TIỀN CHIẾN I_icon_minitimeTue Feb 19, 2013 12:15 pm by Minh Châu

» Chúc Mừng Năm Mới 2013
NHẠC TIỀN CHIẾN I_icon_minitimeWed Jan 23, 2013 10:09 am by Minh Châu

» Truyện Ngắn: THƯƠNG NHỚ HOÀNG LAN
NHẠC TIỀN CHIẾN I_icon_minitimeSun Jun 17, 2012 1:57 pm by Minh Châu

» Live chat 12A
NHẠC TIỀN CHIẾN I_icon_minitimeFri Apr 20, 2012 10:41 am by dntn_tamhien

» NHẠC SẾN, NHẠC SANG
NHẠC TIỀN CHIẾN I_icon_minitimeMon Apr 16, 2012 2:46 pm by Minh Châu

RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 


Statistics
Diễn Đàn hiện có 37 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: Nguyen thi kim hiep

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 534 in 219 subjects

NHẠC TIỀN CHIẾN

2 posters

Go down

NHẠC TIỀN CHIẾN Empty NHẠC TIỀN CHIẾN

Bài gửi  Minh Châu Thu Aug 12, 2010 10:39 pm

BÀI CA BỊ XÉ (VĨNH BIÊT)-ĐOÀN CHUẨN





Bài ca bị xé/Vĩnh Biệt

Sáng tác: Đoàn Chuẩn

Ai đốt Cô Tô thành vì đôi mắt giai nhân hề
Lửa cháy bao đêm ròng, thành quách tan
Ai trót nhấp men tình để Mỵ Châu thương nhớ
Khi thác rồi, khi thác rồi, Tiêu Nhiễn vẫn còn mơ
Ai xui ta gặp nhau, để tình gây oán trái
Để tình anh bẽ bàng, và tình em lỡ làng
Và ngàn sau lá vàng khóc tình ta

Từ nay bèo trôi, cầu xiêu, con đò nát
Và mây đìu hiu cây rụng lá, thân mình về đâu?
Đàn chùng, dây phím lỡ, mái đổ nhà xiêu,
nhẹ như tiếng khóc thầm.
Mây sầu vương chót núi, đường chia biên giới,
người xa nhau mãi
Giấc chiêm bao đêm nào chìm
trong sương khói thời gian.

Xưa có người Phù Sai rắc hoa vàng
sau mỗi bước giai nhân
Đến bây giờ yêu không đành,
mà ghét cũng không đành, mà dứt cũng không đành

Rồi đây thời gian đổi thay con người mới
Bài ca tình yêu bay lộng gió trên đường về tim.
Chịu được bao giông tố, cánh buồm mong manh,
nhẹ như cánh bướm vàng
Khi mùa Thu đến báo, tình duyên đã dứt,
đường chia đôi lối
Gió nâng mây về trời đời nào quên cánh diều bay

Em khác gì Quỳnh Dao lúc phát lầm
phung phí hết xuân xanh
Lúc đêm về thương cho đời, và cũng ghét cho đời,
và cũng chán cho đời
Mưa dồn trôi nước lũ xuôi dòng thả hết bụi nhơ,
xuôi dòng trầm câu hát tương tư
Nhủ lòng thôi hết những mùa Thu

Lá thu bay, về anh, như những cánh hoa đời em
Còn đâu cành hoa màu tím - đường đi dệt gấm vàng son
Lòng anh chua xót
Cánh hoa vì đợi anh rã rời, héo tàn úa vàng,
vùi sâu trong kiếp thời gian.


NHẠC ĐOÀN CHUẦN VÀ BÀI CA BỊ XÉ

Trần Hữu Ngự

Trong các nhạc sĩ cùng thời với Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Lê Thương, có lẻ Đoàn Chuẩn là người sáng tác rất ít. Nhưng công bằng mà nói, nhạc của ông không có bài nào dở, thậm chí rất hay, nó đã đứng vững suốt một chặng đường dài hơn nửa thế kỷ...

Các bài Thu quyến rũ, Gởi gió cho mây ngàn bay, Đường về Việt Bắc, Gởi người em gái, Lá thư, Cánh hoa duyên kiếp, Tà áo xanh... quả là những tình khúc vượt thời gian, được đón nhận qua các thế hệ, không phân biệt già trẻ.

Và thật bất ngờ, khi nghe ca sĩ ánh Tuyết (trong CD Gởi gió cho mây ngàn bay của Trung tâm băng nhạc Trẻ) hát bài Vĩnh biệt (còn có tên là Bài ca bị xé) người nghe không khỏi ray rứt và nao lòng...

Phải nói rằng nhạc Đoàn Chuẩn là nhạc tình yêu, thứ tình thánh thiện, trong veo, nó bàng bạc uốn lượn như một dòng sông, lơ lửng như mây bay, gió thoảng, nhẹ nhàng như một chiếc lá rơi, đôi lúc thánh thiện như tiếng suối.

Nói đến tình yêu thì phải nói đến chia lìa, tan hợp. Nhạc ông, thỉnh thoảng có những niềm đau xé lòng, những hân hoan tột đỉnh. Đoàn Chuẩn là ông vua nhạc tình, biết dung hòa giữa hạnh phúc và đau thương. Yêu thương nhưng không bị lụy, mất mát nhưng không oán hận và vui trong nước mắt, đau thương trong tiếng cười.

Tại sao Vĩnh biệt lại có tên là Bài ca bị xé? Ai xé Vĩnh biệt? Vì lý do đặc biệt và chưa được sự đồng ý của tác giả, nên người viết bài này không tiện nói ra, mong bạn đọc thứ lỗi cho. Chỉ biết rằng bài ca Vĩnh biệt viết gam Sol trưởng, nhịp 4/4, gồm 65 trường canh, phần lời có 350 chữ, trong đó có những câu:
"Ai đốt Cô Tô Thành, vì đôi mắt giai nhân hề...
Ai trót chất men tình, để My Cơ thương nhớ, khi thác rồi Tiên Nhẫn còn mơ...
Xưa có Phù Sai, rắc hoa vàng sau mỗi bước giai nhân.
Đến bây giờ yêu không đành mà ghét không đành mà dứt cũng không đành...
Em khác gì Quỳnh Dao, lúc cát lầm phung phí hết xuân xanh, lúc đêm về, thương cho đời mà cũng ghét cho đời, mà cũng chán cho đời..."

Và cũng tại sao, cho mãi đến bây giờ bài Vĩnh biệt mới được biết đến qua tiếng hát ánh Tuyết?

Bài ca Vĩnh biệt có thể nói là một trích đoạn trường ca của cuộc đời tác giả, và ca sĩ ánh Tuyết với chất giọng Soprano (nữ cao) đã thể hiện trọn vẹn cái tình của tác giả. Ông đã bật khóc khi tiếng hát cất lên để quá khứ hịên về và cũng chính ông đã hoá thân vào Tiên Nhẫn, Phạm Lãi để thương nhớ Mỵ Cơ, Tây Thi, những mối tình lừng danh trong lịch sử.

Bài ca bị xé không được phổ biến mặc dù nó ra đời năm 1955, chắc tác giả chỉ để dành riêng cho mình và một nhân vật rất lạ nào đó chăng?

Hiện tại NS Đoàn Chuẩn đang bệnh, có lẻ do tuổi già, sức yếu. Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Lê Thương, Y Vân....đã qua đời, liệu còn ai nữa? Tiếc quá, tre đã tàn mà măng chưa mọc, hoặc đã mọc nhưng mọc rất eo xèo!

Nguồn: Dactrung

========================================================================

(Theo Đất Việt) Thì :
Tìm được ca khúc bị lãng quên của Đoàn Chuẩn - Từ Linh, sáng tác năm 1953

Người ta đã tìm thấy một ca khúc của nhạc sĩ này, đã bị bỏ quên từ rất lâu nay trong bộ sưu tầm nhạc của ông Nguyễn Ngọc Khôi (tốt nghiệp Viện Đại học Minh Đức, Saigon trước năm 1975), hiện vẫn cư ngụ ở Saigòn.

Năm 1984, người ta cũng đã tìm được một ca khúc của Đoàn Chuẩn bị bỏ quên, đó là bản "Vĩnh Biệt" (hay "Bài ca bị xé") sáng tác năm 1953.



Attachments
NHẠC TIỀN CHIẾN Attachment
Bai ca- Bi xe ( Vinh Biet).pps Đây là file "Bài ca bị xé".pps. Các bạn download về computer để nghe nhe!You don't have permission to download attachments.(6.8 Mb) Downloaded 1 times


Được sửa bởi Minh Châu ngày Tue Jan 18, 2011 3:16 pm; sửa lần 1.
Minh Châu
Minh Châu

Tổng số bài gửi : 137
Join date : 10/11/2008
Đến từ : TP.Ho Chi Minh-Viet Nam

Về Đầu Trang Go down

NHẠC TIỀN CHIẾN Empty ALBUM: CỎ XÓT XA ĐƯA

Bài gửi  Admin Fri Aug 27, 2010 11:07 pm

NHẠC TIỀN CHIẾN Listen Bóng Chiều Tà (Sáng tác: Nhật Bằng - Thể hiện: Quang Dũng)
NHẠC TIỀN CHIẾN Listen Hướng Về Hà Nội (Sáng tác: Hoàng Dương - Thể hiện: Quang Dũng)
NHẠC TIỀN CHIẾN Listen Các Anh Đi (Sáng tác: Văn Phụng - Thể hiện: Quang Dũng)
NHẠC TIỀN CHIẾN Listen Mộng Dưới Hoa (Sáng tác: Phạm Đình Chương - Thể hiện: Quang Dũng)
NHẠC TIỀN CHIẾN Listen Nửa Hồn Thương Đau (Sáng tác: Phạm Đình Chương - Thể hiện: Quang Dũng)
NHẠC TIỀN CHIẾN Listen Xóm Đêm (Sáng tác: Phạm Đình Chương - Thể hiện: Quang Dũng)
NHẠC TIỀN CHIẾN Listen Đàn Chim Việt (1943-1945) (Sáng tác: Văn Cao - Thể hiện: Quang Dũng)
NHẠC TIỀN CHIẾN Listen Một Thoáng Chiêm Bao (Sáng tác: Nguyễn Ngọc Thiện - Thể hiện: Quang Dũng)
NHẠC TIỀN CHIẾN Listen Cô Láng Giềng (Sáng tác: Hoàng Quý - Thể hiện: Quang Dũng)

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 67
Join date : 27/10/2008

https://quochoc.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

NHẠC TIỀN CHIẾN Empty Mơ Hoa-Hoàng Giác

Bài gửi  Minh Châu Tue Oct 05, 2010 7:40 am

Nhạc sĩ Hoàng Giác: Mãi giấc Mơ hoa

Lần đầu tiên được diện kiến ông, tôi xúc động tới mức không biết mình đang nói
gì. Dường như tôi nói về những năm tháng đã qua trong đời tôi, về bao nhiêu năm
tôi vui buồn trong âm nhạc của ông, khi những bài hát đã thấm vào hồn tôi một tình
yêu thiết tha quê hương xứ sở, nó miên man, hoài niệm và dặt dìu, nó tưới mát cho
sự cằn khô của một đứa con xa quê như tôi.

Tôi gặp người nhạc sĩ 87 tuổi, tác giả hai tuyệt phẩm "Mơ hoa" và "Ngày
về" trong một hoàn cảnh thật đặc biệt: Trong vòng 10 năm nay, tôi thay đổi
tới mười mấy chỗ ở trong thành phố Hà Nội, còn nhạc sĩ Hoàng Giác thì gần
nửa thế kỷ trôi qua, bây giờ mới có một lần duy nhất thiên di. Ông tạm biệt địa
chỉ 124 Hàng Bạc, vốn gắn với tên tuổi ông từ nửa cuối của thế kỷ trước để giờ
chuyển về 115 A8 Đầm Trấu, một khu đô thị mới được xây dựng và phát triển khoảng
mươi năm trở lại đây. Và nhà tôi cách nhà ông chỉ chừng 500m, một khoảng cách đủ
để tôi dễ dàng nhìn thấy ông, ngày hai lần đi bộ thể dục hoặc ngẫu hứng uống một
cốc bia hơi bên kia đường, quán bia 38 Nguyễn Huy Tự.

Lần đầu tiên được diện kiến ông, tôi xúc động tới mức không biết mình đang nói
gì. Dường như tôi nói về những năm tháng đã qua trong đời tôi, về bao nhiêu năm
tôi vui buồn trong âm nhạc của ông, khi những bài hát đã thấm vào hồn tôi một tình
yêu thiết tha quê hương xứ sở, nó miên man, hoài niệm và dặt dìu, nó tưới mát cho
sự cằn khô của một đứa con xa quê như tôi. Nhạc sĩ Hoàng Giác sinh năm 1924 trong
một gia đình giàu truyền thống, quê gốc ông ở làng Chèm, nay thuộc xã Thụy Phương,
huyện Từ Liêm, Hà Nội, một trong những làng Việt cổ nổi tiếng bên bờ sông Cái với
câu thành ngữ đã trở thành quen thuộc: Giò Chèm, nem Vẽ. Cha của ông là một nghệ
sĩ chơi đàn bầu rất hay, nhưng cụ cũng đồng thời lại là một võ sĩ quyền Anh, từng
giữ đến chức Chủ tịch Liên đoàn quyền Anh Bắc Kỳ.

Hoàng Giác được cha cho theo học tại Trường Bưởi danh tiếng, và cảm hứng âm nhạc
đã đến với ông ngay từ những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường. Học cùng lớp
với ông ngày đó là các tên tuổi sau này trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng trong
nền tân nhạc Việt Nam như Dzoãn Mẫn (tác giả Biệt ly), Ngọc Bích (tác giả Mộng
chiều xuân, Hương tình), Đoàn Chuẩn (tác giả hàng chục tình khúc nổi tiếng viết
chung với Từ Linh). Hoàng Giác được học nhạc trong Trường Bưởi nhưng phần tự học
thêm của ông cũng như của tất cả các nhạc sĩ tân nhạc đương thời mới là quan trọng.
Và năng khiếu âm nhạc của ông sớm khẳng định ngay từ bài hát đầu tay được công
bố: nhạc phẩm "Mơ hoa" ra mắt công chúng khi ông mới 21 tuổi và được
đón nhận nhiệt liệt, không kém gì các sáng tác của hai bậc đàn anh đi trước là
Phạm Duy và Văn Cao.

Năm 1947, tuyệt phẩm thứ hai được công bố và đây là sáng tác Hoàng Giác ưng ý
nhất trong đời viết nhạc của mình: ca khúc "Ngày về". Số phận của ca
khúc này trong lịch sử âm nhạc Việt Nam cũng thật lắm thăng trầm. Sau khi được một
số ca sĩ hát ở ngoài Bắc, vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, rất ngẫu nhiên,
giai điệu của "Ngày về" được chính phủ Việt Nam cộng hòa chọn làm nhạc
hiệu cho chương trình Chiêu hồi. Vì tình huống nhạy cảm này mà mãi đến sau 1975,
bài "Ngày về" mới được hát trở lại ở ngoài Bắc với nhiều giọng ca nổi
tiếng như tài tử Ngọc Bảo, Cao Minh, Lê Dung, Ngọc Tân… nhưng Hoàng Giác ưng ý
nhất vẫn là giọng hát Mai Hoa.

Ông Hoài Nam ở Đài SBS Úc Châu kể rằng, bài "Ngày về" trong thời kỳ kháng
chiến được các lính Pháp đến Việt Nam rất thích nghe, dù họ không thể hiểu hết
nội dung của bài hát. Phải chăng, đó là sự đồng cảm của những người con cùng phải
xa quê hương, và bởi vì ngôn ngữ âm thanh của "Ngày về" đã ngân đúng
vào nỗi biệt ly mong ước ấy. Nhà thơ Du Tử Lê (tác giả bài thơ "Khúc thụy
du" nổi tiếng được Anh Bằng phổ nhạc) trong lần đầu tiên trở lại Việt Nam
sau 1975 đã tìm đến nhạc sĩ Hoàng Giác, chỉ để xin một dòng thủ bút duy nhất cùng
chữ ký của người nhạc sĩ: Tung cánh chim tìm về tổ ấm. Sau hai ca khúc kể trên,
nhạc sĩ Hoàng Giác còn viết tiếp khoảng 16 nhạc phẩm nữa mà những bài được nhiều
người biết đến nhất là Hương lúa đồng quê, Lỡ cung đàn, Quê hương, Bóng ngày qua.
Toàn bộ 18 nhạc phẩm của nhạc sĩ Hoàng Giác, hầu hết đều được sáng tác trước 1954.

Sau 1954, ông hầu như không sáng tác nữa mà chuyển sang dạy guitar Haoai (Hạ uy
cầm) và guitar Tây Ban Nha tại địa chỉ 124 Hàng Bạc, gần nửa thế kỷ dạy đàn của
ông đã đào tạo được hàng nghìn học trò, nhưng cái chính là ông đã góp phần làm
đẹp thêm cho biết bao nhiêu tâm hồn người Việt. Người viết bài này cũng lớn lên
trong giai điệu dặt dìu khúc Hương lúa đồng quê của ông qua giọng hát Hà Thanh.

Năm 1951, Hoàng Giác lập gia đình. Người bạn đời gắn bó với ông suốt 60 năm nay
là bà Kim Châu, nguyên là một tiểu thư xinh đẹp, gia giáo của Hà thành lúc đó.
Bà Kim Châu cũng là người có tâm hồn nghệ sĩ, bài thơ lục bát Lời ru cỏ non của
bà được đăng trên ANTG số ra ngày 27/7/2007 cùng bản phổ nhạc của Thiếu tướng Hữu
Ước, gây xúc động cho biết bao trái tim. Ông bà Hoàng Giác - Kim Châu đón
mừng sự chào đời của trưởng nam, nhà thơ - chiến sĩ Hoàng Nhuận Cầm, ngày 7/2/1952.
Sau người con đầu lòng là nhà thơ nổi tiếng Hoàng Nhuận Cầm, ông bà Hoàng Giác
còn có ba người con nữa, hai gái và một trai. Giờ đây, gia đình tất cả bốn người
con đều quây quần xung quanh bố mẹ, người xa nhất cũng chỉ cách nơi ở của nhạc
sĩ chừng 2km.

Có một kỷ niệm khó quên của nhạc sĩ Hoàng Giác với người con trai cả của mình
liên quan đến đời sống văn học trong nước những năm 1971-1972 còn ít người biết
đến. Ngày đó, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm khoác áo lính vào chiến trường khi mới 20
tuổi, cùng nhập ngũ một lứa với Vũ Đình Văn, Nguyễn Văn Thạc, anh làm thơ từ rất
sớm nhưng chưa đăng chùm nào trên báo cả. Khi tạp chí Văn nghệ Quân đội có in chùm
thơ đầu tay của anh, nhạc sĩ Hoàng Giác chỉ lo con mình ngã xuống mà chưa biết
rằng thơ của mình được đăng báo thì thật xót xa, vì ông biết Hoàng Nhuận Cầm vô
cùng yêu thơ. Không quản mưa bom bão đạn, đường sá xa xôi, người cha gần 50 tuổi
đã đạp xe vào tận Thanh Hóa để tìm đến trận địa của con, thế nhưng đến nơi thì
đơn vị của con trai ông đã lên đường. Với sự nhạy cảm của người cha, ông linh cảm
rằng chắc chắn Cầm phải để lại cái gì đó. Quả nhiên, ông đã tìm thấy trong một
vỏ đạn 37 ly có chùm thơ của con mình.
Nhạc sĩ Hoàng Giác đã mang chùm thơ về Hà Nội và gửi đến tòa soạn báo Văn nghệ,
lúc ấy đang phát động cuộc thi thơ năm 1971 - 1972. Thật bất ngờ, chùm thơ của
Hoàng Nhuận Cầm đã giành giải nhất năm đó cùng với các nhà thơ Nguyễn Duy, Lâm
Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Đức Mậu và Vũ Đình Văn.

Sau lần đầu diện kiến nhạc sĩ Hoàng Giác tại nhà riêng của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, tôi được nhạc sĩ cùng phu nhân Kim Châu tiếp đón tại căn nhà mới ở khu Đầm Trấu
trong một không khí thật thân mật, ấm áp. Ông mới chuyển về đây được gần 3 tháng,
một căn nhà 2 tầng, không rộng lắm nhưng thiết kế rất đẹp, và không gian thật yên
tĩnh, đủ để ông cảm thấy sự thanh thản và bình yên…

Nhắc lại những kỷ niệm xưa, ông bùi ngùi khi nói về những người bạn sáng tác một
thời nay đã không còn nữa. Nhạc sĩ Dzoãn Mẫn, Đoàn Chuẩn, Ngọc Bích đều đã đi xa.
Trong lứa bạn nhạc sĩ của thời ấy, nay chỉ còn nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ (tác giả
bài Giáo đường im bóng) hiện vẫn sống tại căn nhà 22 Mai Hắc Đế. Mắt ông chợt ánh
lên niềm vui khi kể với tôi, chỉ hai ngày nữa, ông sẽ đi họp lớp, gặp lại các bạn
bè thuở xưa, trong đó chắc chắn sẽ có nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ. Ông nói tiếp với
tôi, từ ngày chuyển về đây, guitar vẫn để trong bao chưa bỏ ra, dây đàn chắc cũng
đã chùng, hoen gỉ hết. Mấy năm gần đây, mình cũng thấy gân yếu, tay yếu rồi. Đã
gắn bó với nghề dạy đàn nửa thế kỷ, bây giờ chuyển về đây, học sinh vẫn suốt ngày
gọi điện, đề nghị thầy mở lớp lại. Chưa biết có dạy học nữa hay không nhưng mấy
hôm tới sẽ "rút kiếm ra khỏi bao" thôi, đàn bỏ đấy mà không chơi thì
cũng buồn lắm.

Đôi mắt của nhạc sĩ 87 tuổi vẫn còn tinh anh lắm, bên cạnh chỗ ông ngồi là một chồng
báo dày, ông vẫn theo dõi tình hình âm nhạc, văn nghệ trong nước và quốc tế, bày
tỏ với tôi rằng rất vui khi thấy lớp nghệ sĩ guitar trẻ thực sự có rất nhiều tiến
bộ, nhiều người rất xuất sắc, nhất là trong lĩnh vực guitar cổ điển. Tôi hẹn với
ông, một ngày gần nhất, cháu và những người bạn của cháu sẽ ôm guitar hát tặng bác nghe những ca khúc mà bác đã viết cách đây hơn nửa thế kỷ, cụ thể là ba bài
Mơ hoa, Ngày về và Hương lúa đồng quê. Người nhạc sĩ già nở nụ cười trìu mến: Bác
rất sẵn lòng.

Tiễn ra cửa, ông nói với chúng tôi: "Các cháu, những người cầm bút, hãy tiếp
tục viết nhiều hơn nữa, hay hơn nữa và phải nhớ rằng cần viết bằng sự thành thật
và rung cảm của trái tim mình". Tôi thầm mong, sức khỏe và bình an sẽ luôn
ở bên người nhạc sĩ đáng kính cùng gia đình của ông. Và tôi viết bài này như lời
ngỏ của một thế hệ, chúng tôi vô cùng biết ơn nhạc sĩ Hoàng Giác cùng những người
nhạc sĩ đã cống hiến hết tài năng và tâm hồn mình cho nền tân nhạc Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX, làm nên bao kiệt tác có sức sống vượt thời gian.
Đỗ Anh Vũ (19.5.2010)

***Các bạn download file pps bằng cách click vào link dưới đây nhé (bảo đảm file pps rất hay, đẹp...hì hì)

CLICK --> http://uploading.com/files/a2dmbd5m/MoHoa_HoangGiac.pps/

***Còn nếu muốn nghe trực tuyến thì open flash file dưới đây.

Mời thưởng thức bài nhạc "MƠ HOA" của nhạc sĩ Hoàng Giác
Ca sĩ: Ngọc Bảo



Cô hái hoa tươi, hãy dừng bước chân
Trên đường thầm xa, tôi nhắn cô em đôi lời
Lòng không lưu luyến, sao đành cô lãng quên,
Quên người gặp gỡ trong một chiều mơ.
Chuông chiều ngân tiếng vấn vương lòng trông theo cô hái hoa,
Bước đi bâng khuâng muôn ngàn sầu nhớ
bóng mờ mờ xa.
Tan giấc mơ hoa!
Bóng người khuất xa, đôi đường từ đây
Ai bước đi không hẹn ngày,
Người tuy xa cách nhưng lòng ta khắc ghi,
Bên đèn một bóng tháng ngày chờ mong
Lưu luyến chi nhau, thêm sầu đớn đau
Muôn trùng từ đây, trong gió sương thân giang hồ.
Đường xa xa tắp ngại ngùng chân bước quên,
Bên lòng thầm nhớ bóng hình người mơ.
Trên đường xa vắng bóng ai mờ khuất
lòng thêm vấn vương,
Gió thông xa đưa reo buồn sầu nhớ
tới người chiều xưa
Cô hái hoa ơi!
Mắt mờ đoái trông, sao đành thờ ơ
Trong giấc mơ ta mong chờ,
Dù hoa quen bướm âm thầm riêng có ta
Hoa còn tàn úa tơ lòng còn vương

http://uploading.com/files/a2dmbd5m/MoHoa_HoangGiac.pps/

SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ BÀI HÁT ĐƯỢC TRÌNH BÀY FILE.PPS

http://uploading.com/files/446a4836/conthuyenkhoben.pps/

http://uploading.com/files/179m6m2b/Dang_Xua_QuynhLan.pps/

http://uploading.com/files/mbdc42fe/Bai%2Bca-%2BBi%2Bxe%2B%2528%2BVinh%2BBiet%2529.pps/
Minh Châu
Minh Châu

Tổng số bài gửi : 137
Join date : 10/11/2008
Đến từ : TP.Ho Chi Minh-Viet Nam

Về Đầu Trang Go down

NHẠC TIỀN CHIẾN Empty NHẠC SĨ Y VÂN

Bài gửi  Minh Châu Tue Jan 18, 2011 3:04 pm

TÁC GIẢ TÁC PHẨM
VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI CỦA NHẠC SĨ Y VÂN.

NGUYỄN VIỆT

NHẠC TIỀN CHIẾN 1nsyvan3


ẢO ẢNH-Y VÂN




Nhạc sĩ Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, sinh năm 1933 tại Hà Nội nhưng quê gốc ở Thanh Hóa. Thuở thiếu niên ông
từng theo học nhạc với giáo sư – nhạc sĩ Tạ Phước, và đã tập tành sáng tác từ rất sớm nhưng không mấy thành công.
Mồ côi cha, nhà nghèo, mấy mẹ con dắt díu nhau nương náu trong một túp lều xiêu vẹo ở ngõ chợ Khâm Thiên.
Chính vì thế, Trần Tấn Hậu rất thương mẹ và các em.


NHẠC TIỀN CHIẾN 6188186lg


Những Bước Chân Âm Thầm - Lê Hiếu & Phương Vy 628 views NPham64

Lúc đó chàng nhạc sĩ nghèo chưa lấy nghệ danh Y Vân, ông phải đi dạy đàn để nuôi gia đình. Có một người bạn thân
giới thiệu anh đến dạy đàn cho một tiểu thư khuê các – nàng tên là Tường Vân. Rồi giữa họ hé nở một mối tình đằm thắm.
Nhưng… tình đầu tan vỡ cũng là lẽ thường, huống chi chàng chỉ là anh “ Trương Chi ” si tình khốn khổ, còn nàng lại là một
“ Mỵ Nương” danh gia vọng tộc. Không thành duyên nhưng… thành danh, một loạt các ca khúc của Y Vân ( có nghĩa là Yêu
Vân ) ra đời từ đó như : Đò nghèo , Ảo ảnh , Nhạt nắng… với phong cách tha thiết, trữ tình rất được công chúng yêu thích.

Không chỉ có vậy, sáng tác của Y Vân còn rất đa dạng : vui tươi, sôi động với Sài Gòn đẹp lắm, lung linh, sang trọng với Tiếng trống cao nguyên, Những bước chân âm thầm , Lòng mẹ êm ái đầy xúc cảm… ( thơ KimTuấn ) .

Tác giả biết rất nhiều về anh em nhạc sĩ Y Vân và Y Vũ, nhưng có bài viết của Nguyễn Linh Giang mang thật nhiều ý nghĩa về
người nhạc sĩ sáng tác ca khúc “ Người em sầu mộng ” phổ thơ của Lưu Trọng Lư.

Y VÂN VÀ MẸ

NHẠC TIỀN CHIẾN Motherslovebykolongi1


- Ai là người Việt Nam mà không biết bài “ Lòng Mẹ ” cua Y Vân, thậm chí còn có thể ngân nga ít nhất là hai câu đầu
của bài hát :

“ Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào / Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.

Bài hát tha thiết, êm ái và chân thành quá khien ai cũng có thể… vơ vào để tưởng tượng người mẹ trong bài hát là mẹ
của mình, để rồi hát lên và… chảy nước mắt.



Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, sinh năm 1933 và mất năm 1992, đúng 60 tuổi, y như bài nhạc Twist “ 60 năm cuộc đời ” mà ông đã viết thuở nào . Y Vân lúc nhỏ nhà nghèo lắm, sống xa bố, chỉ có mẹ hiền và bên ngoại đùm bọc . Có lẽ ông đã thừa hưởng dòng máu nghệ sĩ từ bên ngoại vì ông ngoại giỏi thơ văn và mẹ cũng rất giỏi thơ văn.


Năm 1954, ông cùng 2 em và mẹ di cư vào Nam với hai bàn tay trắng, lúc vừa 21 tuổi. Mẹ hiền buôn bán nuôi 3 con. Còn Y Vân
thì đã thích nhạc từ nhỏ, học đàn, sáng tác, hòa âm từ trước năm 54 nên vào Nam đã có thể đi trình diễn giúp vui cho đồng bào
di cư.

Giai thoại ca khúc Lòng Mẹ :

Sau một buổi trình diễn với Phủ Tổng Ủy Di Cư về, Y Vân bị mưa ướt như chuột lột, quần áo dơ hết. Mới di cư còn nghèo ,
chỉ có một bo đồ coi được nhất để trình diễn, Y Vân rất lo lắng vì ngay sáng hôm sau lại phải đi đàn nữa. Khuya hôm đó,
mẹ ông đã đem bộ quần áo ra máy nước công cộng đầu hẻm giặt sạch rồi về nhà đốt than lên hơ cho chóng khô.

Sáng hôm sau, Y Vân đã nghiễm nhiên có được bộ quần áo sạch mặc đi diễn. Ông cảm động lắm và cảm hứng viết nhac pham
đầu tay “Lòng Mẹ”, một bài hát đã đi vào lòng hằng triệu người dân nước Việt. Và đó là khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc của một trong những nhạc sĩ tài hoa nhất của Việt Nam.

Người mẹ đã đóng một vai trò quan trọng trong suốt cuộc đời Y Vân. Mẹ là người nuôi nấng nên người từ khi còn nhỏ và săn sóc
con khi đã lớn.Mẹ cũng chính là người dựng vợ cho con.

Một cô gái quen với Y Vân do bạn thân làm mối năm mới 16 tuổi. Cô không mê nhạc mà chỉ thích thơ. Y Vân về nói chuyện với mẹ. Bà cụ thân hành qua nhà cô để xem mặt. Để tìm hiểu về cô dâu tương lai, bà xin phép xuống nhà dưới đi vệ sinh nhưng mục đích chính là xem thử bếp nước như thế nào. Bà về nói với cô em gái :

- Được lắm ! Bếp nước gọn gàng sạch sẽ .

Thế là Y Vân được vợ. Từ lúc quen đến lúc cưới chỉ vỏn vẹn 5 tháng . Ngày đám cưới, Y Vân đã viết bài “ Người Vợ Hiền ” tặng vợ.

Y Vân là một trong số ít những nhạc sĩ Việt Nam sống hoàn toàn bằng âm nhạc. Ngoài việc sáng tác và làm việc cho các đài phat thanh và truyền hình, ông còn đánh đàn contrebass và guitar tại các phòng trà ca nhạc ở Sài Gòn và các Club Mỹ. Là một nghệ sĩ, ông ít có đầu óc thương mại, thường bán đứt bản quyền các bài hát ăn khách. Trong một thời gian ông và vợ có thực hiện một số băng nhạc lấy tên Trung Tâm Mây Hồng nhưng cũng không kéo dài lâu .

Sau 1975, Y Vân trở nên nghèo túng như tất cả những người Sài Gòn lúc gạo châu củi quế. Và nhiều bài hát của các nhạc sĩ chưa được cho phép trình diễn, nên ông không hành nghề được phải sống bằng tiền dành dụm. Đến những năm 80, hoạt động âm nhạc mới trở lại, nhưng lúc này ông ít sáng tác mà chỉ làm nhạc phim và viết hòa âm cho các ca sĩ.

Nhạc sĩ Y Vân mất ngày 28/11/1992, sau một cơn mệt tim nặng. Bà Minh Lâm, vợ cố nhạc sĩ Y Vân tâm sự :

- “ Nhiều người thêu dệt Y Vân thành một con người đa tình, trăng hoa. Là vợ chồng, mấy mươi năm đầu gối tay ấp nên tôi rất
hiểu nhà tôi. Anh ấy là một người đàng hoàng, có gì cũng thật thà kể với vợ ( kể cả những việc sâu kín như trường hợp lấy nghệ
danh Y Vân ). Anh ấy rất có hiếu với mẹ và thương yêu vợ con.

“ Thời gian sau năm 1975, Y Vân tham gia Đoàn ca nhạc Hương Miền Nam, rồi nhận viết nhạc cho nhiều nguồn : phối nhạc cho
Saigon Audio, viết nhạc phim, nhạc nền cho sân khấu… Anh làm việc cật lực bất kể ngày đêm. Ban trưa, nhìn anh xoay trần viết
nhạc dưới mái tôn thấp nóng hầm hập, thấy thương vô cùng. Trời thương, nên giai đoạn đó anh được “ đặt hàng” dồn dập, có thể
nói là “ ăn nên, làm ra ”, nhờ đó mà gia đình chúng tôi xây lại được căn nhà tạm gọi là ngăn nắp, nhưng anh làm ra cho mẹ con
chúng tôi hưởng, bởi chỉ một năm sau thì anh mất.

“ Dạo ấy, đứng trước quan tài của anh đang được quàn tại Hội Âm nhạc TP. Mẹ chồng tôi không hề khóc một tiếng . Có lẽ tất cả nước mắt để khóc thương con, bà cụ đã âm thầm nuốt ngược vào trong. Chúng tôi nghe bà cụ nói :
“Người đời thường bảo : Con “đi” trước mẹ là bất hiếu, nhưng mẹ chẳng trách con đâu bởi con đã làm tròn chữ hiếu ngay từ lúc viết xong bài Lòng mẹ”… Con đi trước mẹ nhưng không nợ mẹ, vì mẹ nuôi con 20 năm nhưng con đã nuôi mẹ đến 40 năm.

10 tháng sau, Mẹ ( nhạc sĩ Y Vân ) mất .



Nhạc phẩm “ LÒNG MẸ ”


Long` Me. ( Nhac Si Y Van - Ca Si Thuy Hang )



I. Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào,/ Tình Me tha thiết như
giòng suối biển ngọt ngào,/ Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào./
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.

Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu./ Tình Mẹ yêu mến như
làn gió đùa mặt hồ./ Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ./ Nắng mưa
sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.

Thương con thao thức bao đêm trường,/ Con đà yên giấc Mẹ hiền vui
sướng biết bao./ Thương con khuya sớm bao tháng ngày./ Lặn lội gieo
neo nuôi con tới ngày lớn khôn.

Dù cho mưa gió không quản thân gầy Mẹ hiền./ Một sương hai nắng cho
bạc mái đầu buồn phiền./ Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm./
Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên.

II. Lòng Mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa./ Tình Mẹ dâng tới
trăng ngàn đứng lặng để nghe,/ Lời ru xao xuyến núi đồi suối rừng rặng
tre./ Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng Mẹ ru.

Một lòng nuôi nấng vỗ về những ngày còn thơ./ Một tình thương mến êm
như tiếng đàn lời ca./ Mẹ hiền sớm tối khuyên ngủ bao lời mặn mà./
Khắc ghi bên lòng con trẻ muôn bước đường xa.

Thương con Mẹ hát câu êm đềm,/ Run lòng thơ ấu quản gì khi thức trắng
đêm./ Bao năm nước mắt như suối nguồn./ Chảy vào tim con mái tóc chót
đành đẫm sương.

Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu./ Dù khi mưa gió tháng ngày
trong đời bể dâu./ Dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầu./
Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu.

Và ca khúc “Sài Gòn đẹp lắm” của Y Vân, có lẽ không người Việt nào
không biết đến :



SÀI GÒN ĐẸP LẮM

SÀI GÒN ƠI !

Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai, / Từ xa thấp thoáng muôn
tà áo tung bay / Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này / Saigon
đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !

Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau / Người ra thăm bến câu chào
nói laoxao / Phố xa thênh thang đón chân tôi đến chung vui / Saigon
đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !



Nhạc phẩm “ NGƯỜI EM SẦU MỘNG"


Em là gái trong song cửa / Anh là mây bốn phương trời / Anh theo cánh
gió chơi vơi / Em vẫn nằm trong nhung lụa

Em chỉ là em gái thôi / Người em sầu mộng muôn đời / Tình như tuyết
giăng đầu núi / Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời

Ai bảo em là giai nhân / Cho đời anh đau buồn / Ai bảo em ngồi bên
song / Cho vương nợ thi nhân

Ai bảo em là giai nhân / Cho lệ đêm Xuân tràn / Cho tình tràn gối chăn

Em chỉ là em gái thôi / Người em sầu mộng muôn đời / Tình như tuyết
giăng đầu núi / Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời



Trên đây chỉ là một số những nhạc phẩm tiêu biểu và được biết đến nhiều nhất cả Y Vân, một nhạc sĩ hiền hòa, nhiều suy tư và tràn đầy tính nhân bản. Phải nói nhạc sĩ Y Van là người có đóng góp lớn đối vớinền tân nhạc VN còn phôi thai của miền Nam nói riêng và đất nước nói chung vào những thập niên 50, 60..



--NGUYỄN VIỆT--
Minh Châu
Minh Châu

Tổng số bài gửi : 137
Join date : 10/11/2008
Đến từ : TP.Ho Chi Minh-Viet Nam

Về Đầu Trang Go down

NHẠC TIỀN CHIẾN Empty Re: NHẠC TIỀN CHIẾN

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết