KHUNG TRỜI QUỐC HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 18 người, vào ngày Wed Mar 01, 2023 11:20 pm
Latest topics
» Năm mới Ất Mùi 2015
Tết ở miền Trung I_icon_minitimeMon Mar 23, 2015 3:15 pm by Minh Châu

» Chúc mừng sinh nhật Nguyên Hà
Tết ở miền Trung I_icon_minitimeTue Mar 12, 2013 9:06 pm by Trương Nguyên Hà

» Chúc mừng sinh nhật Vĩnh Long.
Tết ở miền Trung I_icon_minitimeSun Mar 03, 2013 2:37 pm by Minh Châu

» Trả lời thư Minh Châu
Tết ở miền Trung I_icon_minitimeTue Feb 19, 2013 4:36 pm by Nguyen thi kim hiep

» lien lac
Tết ở miền Trung I_icon_minitimeTue Feb 19, 2013 12:15 pm by Minh Châu

» Chúc Mừng Năm Mới 2013
Tết ở miền Trung I_icon_minitimeWed Jan 23, 2013 10:09 am by Minh Châu

» Truyện Ngắn: THƯƠNG NHỚ HOÀNG LAN
Tết ở miền Trung I_icon_minitimeSun Jun 17, 2012 1:57 pm by Minh Châu

» Live chat 12A
Tết ở miền Trung I_icon_minitimeFri Apr 20, 2012 10:41 am by dntn_tamhien

» NHẠC SẾN, NHẠC SANG
Tết ở miền Trung I_icon_minitimeMon Apr 16, 2012 2:46 pm by Minh Châu

RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 


Statistics
Diễn Đàn hiện có 37 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: Nguyen thi kim hiep

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 534 in 219 subjects

Tết ở miền Trung

Go down

Tết ở miền Trung Empty Tết ở miền Trung

Bài gửi  khanh linh Wed Jan 14, 2009 3:14 am

Không giống miền Bắc tiễn Đông lạnh giá với bánh trưng, thịt mỡ, dưa hành; bếp lửa miền Trung náo nức chào Xuân với hương thơm của bánh tét, của dưa món, của nem chua, của tré, của thịt giầm bên cành mai vàng sắc nắng. Ngày Tết ở miền Trung, nhà ai dù mâm cao cỗ đầy với cao lương mỹ vị, vẫn không thể thiếu những món ăn dân dã này.

Chính người miền Trung cũng không giải thích được, tại sao phải có những thức khai vị kia mới là có Tết? Chỉ nhớ ngày bé, thấy ông, bà, cha, mẹ tuy nghèo, vẫn gắng ra chợ mua nắm lá dong, lạng thịt, cân gạo, ít củ quả, lo cho được mấy món truyền thống; trước để dâng cúng tổ tiên, sau để đàn con líu ríu, quây quần quanh mâm cơm tràn đầy hương Tết.

Ngày nay, khi gạo và thịt không còn là những thực phẩm cao cấp nữa, đĩa bánh tét, thịt giầm... vẫn xuất hiện trên bàn thờ, trong mâm cỗ mọi gia đình miền Trung ngày đầu năm mới, như nhịp cầu nối con cháu với tiên tổ, như thông điệp tỏ bày hồn quê, như sợi tình gắn người với người càng thêm bền chặt. Thế nên, người dân quen tằn tiện nơi mưa lắm, nắng nhiều ít tìm đến sự no nê khi ăn Tết; chỉ để cảm nhận cái hồn dân tộc.

Riêng tại Huế, món ăn truyền thống Tết, dù dung dị đến đâu, vẫn là những mỹ vị cao sang; đẹp và thơm ngon không kém các món cung đình nhờ bàn tay chế biến công phu, tinh tế của phụ nữ xứ sông Hương, núi Ngự. Bánh tét xanh thẫm và dậy hương nếp cái nhờ nước cốt lá ngót ngâm gạo, bò bắp giầm nước mắm thái lát mỏng tang như tàu lá màu nâu tươi, ăn kèm những miếng dưa món chua chua, ngọt ngọt, sắc màu tươi thắm ngâm trong thẩu nước trong vắt như hổ phách. Vị chát của chuối, vị chua cay của vả ngâm giấm gừng cùng vị ngọt béo của món ăn ngày Tết làm cho người kém ăn nhất cũng phải ứa nước miếng.

Văn hóa, trong đó có văn hóa ẩm thực, luôn biến thiên, luôn thở chung hơi thở phập phồng thời đại... Tuy vậy, Tết vẫn là dịp văn hóa dân tộc được thể hiện đậm nét, nhiều món sang món quý được phục hoi`

source:toquocvietnam.org

khanh linh

Tổng số bài gửi : 197
Join date : 11/11/2008
Đến từ : salt lake city, utah

Về Đầu Trang Go down

Tết ở miền Trung Empty Tết Việt với đầu bếp Tây

Bài gửi  khanh linh Wed Jan 14, 2009 10:46 am

Với những đầu bếp nước ngoài, ngày Tết và các món ăn ngày Tết của Việt Nam đã để lại ấn tượng đặc biệt.
Romeo Bantiling (bếp trưởng khách sạn Legend Saigon, người Úc gốc Philippines): Thích cắn hạt dưa ngày Tết

Tôi lập gia đình được 13 năm, cũng là từng ấy thời gian ăn Tết ở Việt Nam. Lần đầu ăn Tết Việt, tôi ngố lắm. Đêm giao thừa, vợ tôi rủ tôi đi chơi. Tôi ngớ người ra vì thấy đêm ấy ngoài đường đông một cách bất ngờ.

Vợ tôi quê ở Long An và nấu ăn rất ngon. Nhờ vợ, tôi được thưởng thức rất nhiều món ngon của Việt Nam. Ngày Tết, vợ tôi là người gói bánh tét, tôi và cậu con trai 8 tuổi của chúng tôi chịu nhiệm vụ trợ giúp thôi.

Tôi thấy nhiều gia đình Việt Nam thường chuẩn bị trước rất nhiều món ăn, đậy lồng bàn trong khi chờ khách đến. Là một đầu bếp, tôi thấy làm thế ít đảm bảo vệ sinh thực phẩm, vì gió và vi khuẩn trong không khí vẫn có thể làm hỏng món ăn. Vì vậy, tôi nghĩ khi đã chuẩn bị món ăn xong, các bạn nên dùng giấy kính (có thể mua ở siêu thị) bọc món ăn lại.



Ngoài ra, ngày tết, mọi người thường nấu những nồi to, sau đó thì hâm đi hâm lại. Điều này sẽ khiến chúng ta vừa thấy ngán, vừa không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Ngoài món thịt kho tàu có thể hâm lại nhiều lần, riêng các món khác, các bạn không nên chuẩn bị trước, mà khi nào ăn hãy làm.

Romeo Bantiling



Tôi thích không khí trước Tết. Mọi người nhộn nhịp chuẩn bị nhà cửa, gói bánh, nấu bánh, làm mứt. Món thích nhất trong ngày Tết của tôi là hạt dưa. Tôi có thể ăn hạt dưa và thả vỏ đầy nhà, đến mức vợ tôi toàn phải nhắc nhở. Năm nào chúng tôi cũng về Long An ăn Tết và ngủ lại một đêm ở gia đình bố mẹ vợ tôi.

Ngày trước, vợ tôi chuẩn bị rất nhiều món: bánh tét, thịt kho tàu, củ kiệu ngâm nước mắm... Mấy năm gần đây, để vợ đỡ cực, nhà tôi ăn Tết gọn hơn, chỉ gói bánh tét, làm mứt.

Nhiệm vụ chính của tôi cho thực đơn ngày Tết gia đình là chuẩn bị hải sản để làm 2 món: cua luộc và tôm hấp dừa chấm muối tiêu chanh. Hai món này làm vừa nhanh, mà mọi người tới chơi ăn đều rất thích. Khi về chúc Tết bố mẹ vợ ở Long An, tôi được ăn rất nhiều món khác nhau: bánh tét chiên, khổ qua hầm thịt, cá kho tộ...

Norbert Ehrbar (bếp trưởng nhà hàng Buddha, người Thụy Sĩ): Mê bánh tét chiên

Sang Việt Nam làm đầu bếp cho khách sạn Nổi Sài Gòn từ năm 1989, đến nay, tôi đã có 19 cái Tết ở Việt Nam.

Tôi thích không khí cổ truyền của ngày Tết ở Việt Nam. Hoa mai vàng, bánh tét, thịt kho, và các loại mứt. Tôi đặc biệt thích bánh tét chiên ăn với thịt kho trứng. Nhiều lúc, tôi thấy mình cũng háo hức chờ tết để được ăn bánh tét chiên, thịt kho, mứt gừng, mứt sen.

Tôi nghĩ, các bạn nên giữ gìn những món ăn truyền thống ngày Tết, vì đấy là phong tục của các bạn. Tuy nhiên, có thể biến tấu đôi chút để mang lại cảm giác mới, đỡ ngán.

Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ví dụ, lạp xưởng có thể đem chiên thật khô, cho ráo mỡ, thái nhỏ ăn với xôi trắng hoặc chiên cơm rất ngon. Thịt kho trứng cũng vậy, cũng phải có chút mỡ thì mới dậy mùi gia vị được.

Norbert Ehrbar



Tôi không thích ăn củ kiệu muối chua lắm, vì chúng hơi nhiều a-xít, không thích hợp với dạ dày của tôi. Cứ 2 năm một lần, bố mẹ tôi lại từ Thụy Sĩ qua Việt Nam ăn Tết với tôi. Khi thưởng thức các món đặc sản Tết Việt Nam do tôi làm, nhất là bánh tét chiên và thịt kho tộ, mẹ tôi rất thích.

Ngày Tết, khách đến chơi nhà, tôi thường mời mọi người ăn bánh tét chiên, uống rượu mơ pha với soda và chút rượu mùi, thêm chút đá nữa. Tôi thấy các bạn tôi rất thích.

Tết này, tôi sẽ về Trà Vinh thăm bố mẹ vợ của tôi. Tôi mong sẽ được thưởng thức món Tết đặc sản Trà Vinh do mẹ vợ nấu.

David Rejhon (bếp trưởng khách sạn New World, người Cộng hòa Czech): Ăn Tết trong nhà bếp

Tôi ăn được 3 cái Tết tại Việt Nam. Tuy sở trường là món Tây, nhưng tôi cực kỳ “ghiền” bánh bèo, bánh xèo và phở. Nhưng Tết Việt đối với tôi là “ăn Tết trong nhà bếp” vì công việc bận cả trong ngày Tết.

Lúc ở Czech, tôi rất thích ăn phở trong các nhà hàng Việt Nam. Đó là lý do tôi đến Việt Nam và làm ở đây. Trải nghiệm thực tế thật tuyệt. Các bạn Việt Nam của tôi đưa tôi đi ăn bánh xèo, bánh bèo, ăn ốc... Tôi rất thích, vì nếu không đến sống ở đây, làm sao tôi có thể thưởng thức được những món ngon đó. Ở Việt Nam, tôi rất thích trái cây, rau thơm và các loại hải sản. Thanh long, bưởi, thơm, sầu riêng... toàn những loại tôi thích mà giá lại rẻ nữa.

Ngày Tết thường nắng nóng. Vì vậy, tôi thường làm cho mình và bạn bè ly nước mát từ khổ qua.


Chỉ việc rửa sạch khổ qua, bỏ hạt, ép lấy nước. Thêm chút đá là có ngay ly nước mát rất tốt cho sức khỏe, và vị đăng đắng ngon chẳng kém gì bia.
Với ai không thích vị đắng, có thể ép chung khổ qua, cần tây, dưa leo và táo xanh. Vị nước sẽ dịu hơn và chất lượng vẫn cao.
David Rejhon


Tôi cũng mê rau ngò, giá và ngò gai. Rất nhiều món phải có rau ngò với dậy mùi được. Có lần về Czech, tôi nấu phở đãi bạn bè, nhưng không thể kiếm ở đâu rau ngò gai. Lúc ăn, các bạn tôi tấm tắc khen ngon quá. Nhưng tôi bảo, chưa ngon lắm đâu, phải ăn với ngò gai thì mới thật là phở.

Tết đầu tiên ở Việt Nam, lần đầu tôi ăn thử bánh chưng. Tôi rất thích hương vị của món bánh truyền thống này của các bạn. Ngày Tết, tôi thích ăn bánh chưng với tôm kho tộ hoặc gà kho tộ. Nhưng cũng có khi tôi lại đổi món bằng gỏi cuốn. Tôi thích gỏi cuốn vì chấm chúng với nước mắm ngon Phú Quốc pha thật tuyệt. Có lần, tôi tham gia một cuộc thi nếm thử nước mắm. Ban tổ chức đưa ra nhiều loại nước mắm: Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc và cả nước mắm Thái Lan nữa. Nhưng tôi đoán trúng ngay nước mắm Phú Quốc đấy. Tôi biết, với món ăn Việt Nam, nước chấm giữ vị trí “chìa khóa”, vì vậy, pha chế nước chấm là rất quan trọng.

Somsak Gavira (đầu bếp người Thái Lan của Resort Sunrise Nha Trang): Ăn lẩu khi sum họp

Tết năm ngoái, tôi lên Đà Lạt ăn Tết cùng bạn gái. Ấn tượng đầu tiên là thành phố này rực rỡ hoa. Ấn tượng tiếp theo là ngày Tết truyền thống của các bạn thật vui và khác với ngày Tết cổ truyền ở Thái Lan. Tôi thích nhất là bánh chưng: dẻo, thơm, bùi, hơi béo một chút nhưng không hề ngán.




"Hình như tôi thấy ngày Tết, các bạn thường chuẩn bị các món khô là chính? Sao các bạn không làm lẩu nhỉ, vì đông người mà ăn lẩu thì rất vui.

Món lẩu hơi chua, cay, dễ ăn. Nguyên liệu hải sản bạn có thể mua sẵn trữ trong tủ lạnh. " - Somsak Gavira

http://www.thanhnien.com.vn

khanh linh

Tổng số bài gửi : 197
Join date : 11/11/2008
Đến từ : salt lake city, utah

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết