KHUNG TRỜI QUỐC HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 18 người, vào ngày Wed Mar 01, 2023 11:20 pm
Latest topics
» Năm mới Ất Mùi 2015
Hình ảnh nghệ thuật âm nhạc: I_icon_minitimeMon Mar 23, 2015 3:15 pm by Minh Châu

» Chúc mừng sinh nhật Nguyên Hà
Hình ảnh nghệ thuật âm nhạc: I_icon_minitimeTue Mar 12, 2013 9:06 pm by Trương Nguyên Hà

» Chúc mừng sinh nhật Vĩnh Long.
Hình ảnh nghệ thuật âm nhạc: I_icon_minitimeSun Mar 03, 2013 2:37 pm by Minh Châu

» Trả lời thư Minh Châu
Hình ảnh nghệ thuật âm nhạc: I_icon_minitimeTue Feb 19, 2013 4:36 pm by Nguyen thi kim hiep

» lien lac
Hình ảnh nghệ thuật âm nhạc: I_icon_minitimeTue Feb 19, 2013 12:15 pm by Minh Châu

» Chúc Mừng Năm Mới 2013
Hình ảnh nghệ thuật âm nhạc: I_icon_minitimeWed Jan 23, 2013 10:09 am by Minh Châu

» Truyện Ngắn: THƯƠNG NHỚ HOÀNG LAN
Hình ảnh nghệ thuật âm nhạc: I_icon_minitimeSun Jun 17, 2012 1:57 pm by Minh Châu

» Live chat 12A
Hình ảnh nghệ thuật âm nhạc: I_icon_minitimeFri Apr 20, 2012 10:41 am by dntn_tamhien

» NHẠC SẾN, NHẠC SANG
Hình ảnh nghệ thuật âm nhạc: I_icon_minitimeMon Apr 16, 2012 2:46 pm by Minh Châu

RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 


Statistics
Diễn Đàn hiện có 37 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: Nguyen thi kim hiep

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 534 in 219 subjects

Hình ảnh nghệ thuật âm nhạc:

Go down

Hình ảnh nghệ thuật âm nhạc: Empty Hình ảnh nghệ thuật âm nhạc:

Bài gửi  Nguyễn Anh Huy Wed Jun 23, 2010 9:38 pm

TRỊNH CÔNG SƠN VỚI NHỮNG MÁI TÓC THỀ


NGUYỄN ANH HUY
Cựu học sinh Quốc Học - Huế
Lớp A khóa 1982-1985


Bớ cô tóc xoả kề bề,
Cô mặc áo trắng, tóc thề ngang vai.

(Ca dao Huế)

Nghe nhạc Trịnh Công Sơn, ta thường gặp hình ảnh mái tóc của những cô gái Huế : “tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài...” hoặc “gió heo may đã về, chiều tím loang vỉa hè, và gió hôn tóc thề...”. Đây chắc chắn là hình ảnh Huế, bởi hai chữ “tóc thề” là tiếng Huế, song vì sao gọi là “tóc thề” (?) thì đến nay vẫn chưa ai giải thích được rõ ràng!
Bác sĩ Bùi Minh Đức, một người Huế hiện ở California, chuyên nghiên cứu Văn hóa Huế và đã xuất bản Từ điển tiếng Huế, chỉ giải thích như sau: “Tóc thề: ngụ ý con gái Huế còn thơ ngây, tóc để xõa bờ vai...”.
Trịnh Công Sơn nói rằng: “Ca khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc... Ca khúc là nỗi lòng của một con người trong cuộc sống. Cuộc tình giữa âm nhạc và văn học này đã khiến ca khúc tự nó có thể chạm đến mọi bờ cõi tri thức của đời sống con người...”
Để giải thích vì sao “Thương một người”, nhạc sĩ hát “thương nụ cười và mái tóc buông lơi...”, có thể đã ẩn dụ hình ảnh:
Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên,
Ba thương má lúm đồng tiền...
Rồi hình ảnh đáng yêu “mây và tóc em bay trong chiều gió lộng...” đã biểu hiện “Tuổi đời mênh mông” như thuyền chưa cập bến, bởi vì...
Người ta nói rằng, con gái Huế ngày xưa thường để tóc dài tự nhiên, khi có một biến cố gì về tinh thần, thường làm chứng lời thề của mình bằng sự cắt tóc, do đó mới gọi là “tóc thề”. Nhưng khi đã đính hôn, người con gái phải kẹp tóc lại, ra đường người ta nhìn vào tóc đã kẹp, biểu hiện đã đính hôn nên không còn nhòm ngó; và khi đã lấy chồng hoặc lớn tuổi thì thường bối tóc, cuộn thành lọn ở phía sau. Do đó ca dao Huế mới có câu:
Ghét thay con gái Phong Chương,
Đầu thì tóc kẹp, ra đường ghẹo trai.
Ý nghĩa câu này ở chổ con gái đã kẹp tóc, tức cũng như đã có chồng, mà còn “ra đường ghẹo trai”, tức vi phạm tiết hạnh, cho nên người ta mới ghét thay!
Có những khi “ru em đầu con gió, em hong tóc bên hồ...” hoặc “gió heo may đã về... và gió hôn tóc thề”, thì hình ảnh “tóc em gầy trong gió” đã tạo siêu cảm cho họ Trịnh là ở chổ “gió sẽ mừng vì tóc em bay...”. Tóc đã bay, tức là chưa kẹp, chưa lấy chồng, nhờ đó những tâm hồn lãng mạn đa tình như chúng ta mới có thể trao yêu bằng cách “gọi nắng cho tóc em cài loài hoa nắng rơi...” hoặc “đóa hoa hồng cài lên tóc mây...”.
Và hình tượng “cho mây hờn ngủ quên trên vai” cũng tựa hình ảnh của Nguyễn Du “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da...”; cho nên phải “gọi em cho nắng chết trên sông dài”, bởi “sông dài” ở đây chính là hình ảnh tóc thề “sợi tóc em bồng, trôi nhanh trôi nhanh như dòng nước hiền...”.
Và lại có khi nhạc sĩ phải thốt lên “Ôi, tóc em dài đêm thần thoại...”, để rồi họa sĩ đã phác chân dung “tay măng trôi trên vùng tóc dài...” như bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” nổi tiếng của Tô Ngọc Vân.
Nhưng sau khi “bàn tay đưa anh đến quê hương vàng son, vào trời lãng quên, tóc em như trời, xưa đã qua đi ngàn năm...”, cũng có lúc nhạc sĩ phải “lùa nắng cho buồn vào tóc em...” “ru mãi ngàn năm, dòng tóc em buồn...”, bởi ca dao Huế lại có câu:
Tóc mai sợi ngắn sợi dài,
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm!
Phụ nữ kẹp tóc hoặc bối tóc là biểu hiện đã có gia đình, nhưng tóc mai thì sợi ngắn sợi dài nên không thể bị kẹp hoặc bối vào lọn tóc được, nó thoát khỏi vòng cương tỏa của cái kẹp hoặc cục bối; hàm ý người phụ nữ vì vô duyên không lấy được người yêu, phải lấy người không yêu, dù phải theo luân lý “xuất giá tòng phu”, nhưng không gì có thể ngăn cấm được trong thâm tâm cứ thương hoài ngàn năm...
“từ lúc đưa em về, là biết xa nghìn trùng...” nên nhạc sĩ họ Trịnh đã tự “Ru ta ngậm ngùi” bằng một câu hỏi “có sợi tóc nào bay (?), trong trí nhớ nhỏ nhoi...”, hoặc “tóc nào hãy còn xanh, cho ta chút hồn nhiên...”. Người yêu đã ra đi nhưng trong lòng người nghệ sĩ thì ”“đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho..." nên “ru mãi ngàn năm... ru em bạc lòng...”, nhưng trực tiếp với người yêu thì lại ru cách khác: “-Em hãy ngủ đi!”, “ngủ đi em tóc gió thôi bay...”, tóc đã kẹp thì nên gió thôi bay, nên quên đi kẻo... khổ tâm thương hoài ngàn năm...
l
Tóc thề xứ Huế, đã được Trịnh Công Sơn ví von bằng nhiều hình ảnh như “mây”, “sông dài”, “dòng nước hiền”, “mùa xanh lá, loài sâu ngủ quên trong tóc chiều”... bởi chính họ Trịnh đã nói: “... Có những cách nhìn và lòng đam mê không giống nhau. Và làm sao có thể giống nhau được khi bản chất của nghệ thuật là một đòi hỏi miên man cái muôn hình vạn trạng...”. Song hình ảnh đẹp nhất, lãng mạn nhất về tóc thề, được tác giả mô tả như quay lại một đoạn phim chậm là “tóc em từng sợi nhỏ, rớt xuống đời làm sóng lênh đênh...”...

NAH

Nguyễn Anh Huy

Tổng số bài gửi : 48
Join date : 23/06/2010
Age : 57
Đến từ : Huế

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết