Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 18 người, vào ngày Wed Mar 01, 2023 11:20 pm
Latest topics
Statistics
Diễn Đàn hiện có 37 thành viênChúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: Nguyen thi kim hiep
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 534 in 219 subjects
CHIA SẺ NHỮNG NIỀM SAY MÊ
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
CHIA SẺ NHỮNG NIỀM SAY MÊ
Như đã nói cảm tưởng "Một trang web : một tâm hồn", mở mục giải trí này thấy nhiều topic mà thích quá, nào là Oscar, nào là phim Hàn Quốc mà "At the end, nothing is matter except LOVE!". Rồi ở mục Thơ - Văn thì có "Bên nhau trọn đời"... nghe vậy thì thích quá ! Vì đó là niềm mong mỏi nhất của bất cứ ai ! Là hạnh phúc của cả nhân loại...
Ở mục Văn Hóa, bài "Thổ ngữ của Tiếng Huế" thì mở đầu là "Chỉ vì "ông nội mi" đã làm cho một người bạn của 12A bất an, hôm nay tình cờ đọc được bài báo này cũng hay, xin trích lại một đoạn cho các bạn lớp 12A đọc cho vui nì:...". Nhưng trong bài ấy không hề có cụm từ "ông nội mi", song cũng vì "ông nội mi' mà Admin mới bỏ công đánh máy bài dài như rứa...
Hoặc xem một tâm hồn nấu ăn của Bùi Khánh Linh, Huy liền "Gởi cho mấy bà nội trợ, cúng quẩy". Hoặc Minh Châu, quá thích bài "Nơi hội tụ và tỏa sáng của các thiên tài" của Huy mà phải bỏ công trình bày lại bài biết đó cho dễ đọc...
Những điều dẫn trên, không phải là tán tụng lẫn nhau, mà là CHIA SẺ NHỮNG NIỀM SAY MÊ !
Có chén thù thì có chén tạc, có chén chú thì nên có chén anh, có xướng có tùy, có tung có hứng... như vậy cuộc sống mới thú vị và đẹp hẳn lên. Cho nên, trong U Mộng Ảnh, Trương Trào mới nói "-Trên đời này, có một tri kỷ thì không ân hận rồi !".
Mở topic này, đây chỉ là lời nói đầu của NHỮNG NIỀM SAY MÊ, những cảm xúc của Huy khi thưởng thức văn hóa, nghệ thuật. Những cảm xúc khi thưởng thức văn chương, âm nhạc, mỹ thuật, điện ảnh... này sẽ được "nối điêu" (sẽ nói thêm ở phần tiếp sau), rất mong các bạn reply...
Nói cho cùng thì như lời dẫn của Minh Châu : "At the end, nothing is matter except LOVE !" !
Nhưng "love", trong topic này, ngoại trừ nghĩa thông thường, còn nên hiểu theo nghĩa rộng của Trương Trào là "MỘT CHỮ TÌNH ĐỂ DUY TRÌ THẾ GIỚI, MỘT CHỮ TÀI ĐỂ TRANG ĐIỂM CÀN KHÔN !". Huy thường nói với bạn bè rằng tiếng Việt có 2 chữ liền nhau là "tài tình" tạo nên từ LÁY ! Có nghĩa rằng có tài thì thường có tình, rồi tình thì làm cho tài phát triển lên, và đa tài thì thường đa tình !...
Huy
Ở mục Văn Hóa, bài "Thổ ngữ của Tiếng Huế" thì mở đầu là "Chỉ vì "ông nội mi" đã làm cho một người bạn của 12A bất an, hôm nay tình cờ đọc được bài báo này cũng hay, xin trích lại một đoạn cho các bạn lớp 12A đọc cho vui nì:...". Nhưng trong bài ấy không hề có cụm từ "ông nội mi", song cũng vì "ông nội mi' mà Admin mới bỏ công đánh máy bài dài như rứa...
Hoặc xem một tâm hồn nấu ăn của Bùi Khánh Linh, Huy liền "Gởi cho mấy bà nội trợ, cúng quẩy". Hoặc Minh Châu, quá thích bài "Nơi hội tụ và tỏa sáng của các thiên tài" của Huy mà phải bỏ công trình bày lại bài biết đó cho dễ đọc...
Những điều dẫn trên, không phải là tán tụng lẫn nhau, mà là CHIA SẺ NHỮNG NIỀM SAY MÊ !
Có chén thù thì có chén tạc, có chén chú thì nên có chén anh, có xướng có tùy, có tung có hứng... như vậy cuộc sống mới thú vị và đẹp hẳn lên. Cho nên, trong U Mộng Ảnh, Trương Trào mới nói "-Trên đời này, có một tri kỷ thì không ân hận rồi !".
Mở topic này, đây chỉ là lời nói đầu của NHỮNG NIỀM SAY MÊ, những cảm xúc của Huy khi thưởng thức văn hóa, nghệ thuật. Những cảm xúc khi thưởng thức văn chương, âm nhạc, mỹ thuật, điện ảnh... này sẽ được "nối điêu" (sẽ nói thêm ở phần tiếp sau), rất mong các bạn reply...
Nói cho cùng thì như lời dẫn của Minh Châu : "At the end, nothing is matter except LOVE !" !
Nhưng "love", trong topic này, ngoại trừ nghĩa thông thường, còn nên hiểu theo nghĩa rộng của Trương Trào là "MỘT CHỮ TÌNH ĐỂ DUY TRÌ THẾ GIỚI, MỘT CHỮ TÀI ĐỂ TRANG ĐIỂM CÀN KHÔN !". Huy thường nói với bạn bè rằng tiếng Việt có 2 chữ liền nhau là "tài tình" tạo nên từ LÁY ! Có nghĩa rằng có tài thì thường có tình, rồi tình thì làm cho tài phát triển lên, và đa tài thì thường đa tình !...
Huy
Nguyễn Anh Huy- Tổng số bài gửi : 48
Join date : 23/06/2010
Age : 57
Đến từ : Huế
TÂY DU KÝ của đạo diễn Dương Khiết (1986), một phim rất đáng nên xem !
Khi sáng, khi mở mục này, Huy định đầu tiên sẽ MẠN ĐÀM về serie 23 phim điệp viên 007 (James Bond), nhưng chiều nay đang ngồi ăn cơm thì thấy VTV1 chiếu tập cuối cùng phim Tây Du Ký của đạo diễn Dương Khiết năm 1986. Lúc đó cả Đường Huyền Trang (Tam Tạng) và Tông Ngộ Không đều thành Phật. Cảm xúc của Huy thật dâng trào...
Thật ra, truyện TÂY DU KÝ của Ngô Thừa Ân, xưa nay được dựng phim rất nhiều lần, kể cả mới đây năm 2009, Trung Quốc đã đóng lại phim này. Nhưng tất cả đều không hay bằng phim của Dương Khiết đóng năm 1986, với Lục Tiểu Linh Đồng thủ vai Tôn Ngộ Không; bản này đã trở thành phim kinh điển cho truyện này, chúng ta không thể không xem...
Và Huy cũng có sưu tập được 2 bản phim của Dương Khiết, 1 bản gốc của Trung Quốc không có tiếng Việt, và 1 bản Việt Nam đã lồng tiếng Việt.
Huy đã từng say mê đọc Tây Du Ký, trong tủ sách cũng có, vì là 1 trong "Tứ đại kỳ thư" của Trung Quốc (3 quyển kia là Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử và Hồng Lâu Mộng). Và cũng tìm đọc hết các loại sách bình về Tây Du, trong đó tác giả Việt Nam bình hay nhất là quyển "Giải mã Tây Du Ký" của Lê Anh Dũng; riêng diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng mới đây đã cho ra quyển "Bình Tây Du" (Fahasa, 2010), Huy đã mua nhưng chưa rảnh đọc nên chưa rõ hay dỡ, nhưng Lục Tiểu Linh Đồng đã bỏ hơn 10 năm để đóng phim này, chắc bình phải hay...
Riêng phim của của đạo diễn Dương Khiết, ở vùng núi cao A Lưới hè năm 1998, chiều nào Huy cũng nướng con mực với 2 chai Huda ngồi rỉ rỉ một mình xem truyền hình chiếu... Sau này khi mua được DVD, thì thỉnh thoảng rảnh như tết, cùng con gái xem lút cả mấy ngày...
Và quả thật rất hay !!!...
Bỏ qua chuyện ma quái thần thoại phù phép... thì nội dung phim mang tính giáo dục triết lý nhân sinh và phê phán xã hội rất cao...
Ví dụ như ngay từ lúc còn sinh viên Huy đã xem (không trọn bộ), có tập kể về chú tiểu Trần Huyền Trang khi còn nhỏ, thấy người ta câu được con cá chép vàng chuẩn bị làm thịt, thì chú tiểu ấy đã bỏ tiền ra mua con cá, ôm vào lòng rồi đem ra suối thả... Đoạn phim này rất ảnh hưởng Huy, và từ khi xem được đoan phim này, Huy không sao giết được gia cầm, súc vật... được nữa !!! Chuyện bắt trộm con gà ở trường Hai Bà Trưng đã kể là năm 12A (1984) trước khi xem phim này, do đó các bạn đừng nói Huy mâu thuẫn nghe ! Đây cũng là tính giáo dục của phim...
Tây Du Ký là truyện DỤ NGÔN truyền kỳ, nói mãi không hết, nhưng tập cuuói mới chiếu chiều nay: Trần Huyền Trang thành Phật đã đành, nhưng Tôn Ngộ Không cũng thành Phật nữa với tên gọi là "Đấu Chiến Thắng Phật", thật xúc động...
Khi đã thành Phật, Tôn Ngộ Không tới nói với Phật Bà rằng năm xưa cài vòng Kim Cô để trừng phạt Lão Tôn khi không nghe lời sư phụ, nay đã thành Phật rồi thì phải tháo Kim Cô ra cho Lão. Phật Bà nói, khi đã thành Phật thì tự nhiên vòng Kim Cô cũng mất đi. Đại Thánh sờ lên đầu thì quả vòng Kim Cô không còn nữa... Điều này có nghĩa rằng khi con người chưa giác ngộ (Phật - Bụt đều là ký âm chữ "Buddha" tiếng Phạn nghĩa là GIÁC NGỘ) thì phải cần có những chuẩn mực kỷ luật để rèn luyện (biểu hiện bằng vòng Kim Cô); và khi đã "giác ngộ" thì đã TỰ GIÁC mọi việc, không cần phải có các Luật Lệ để phải theo đó mà thi hành nữa, cho nên vòng Kim Cô (Luật Lệ) tự nhiên biến mất...
Chỉ có Trư Bát Giới và Sa Tăng khi được phong không thành Phật thì buồn, vì không nhiệt tình và chịu khó và có lý tưởng như Tôn Ngộ Không... Khi Tôn Ngộ Không bị sư phụ đuổi đi, vì 3 lần đánh Bạch Cốt Tinh, đến lúc TamTạng bị yêu quái bắt, Mỏ Heo không cứu được phải chạy về động Hoa Quả cầu cứu Đại sư huynh thì Mỹ Hầu Vương nói: "-Ta tuy bị đuổi, nhưng trong lòng lúc nào cũng nghĩ đến bước đường lấy kinh của sư phụ !". Thật xúc động ứa nước mắt...
Lại nhớ khi Tôn Ngộ Không bị Tam tạng tuyệt tình đuổi đi, bèn quỳ xuống năn nỉ xin ở lại đến 4 lần (Tam Tạng xoay 4 hướng) và nói đến công ơn trời biển của thầy đã cứu ra khỏi Ngũ Hành Sơn không thể để thầy đi một mình (vì Mỏ Heo và Sa Tăng không bao giờ bảo vệ nổi sư phụ) mà bị ma quái hãm hại... Thật xúc động ứa nước mắt...
Đây là những đoạn có giá trị nhân văn rất cao... không thể nói hết được...
Huy còn muốn nói thêm, nhưng xin tạm dừng ngang đây, hẹn dịp sau...
Huy
Thật ra, truyện TÂY DU KÝ của Ngô Thừa Ân, xưa nay được dựng phim rất nhiều lần, kể cả mới đây năm 2009, Trung Quốc đã đóng lại phim này. Nhưng tất cả đều không hay bằng phim của Dương Khiết đóng năm 1986, với Lục Tiểu Linh Đồng thủ vai Tôn Ngộ Không; bản này đã trở thành phim kinh điển cho truyện này, chúng ta không thể không xem...
Và Huy cũng có sưu tập được 2 bản phim của Dương Khiết, 1 bản gốc của Trung Quốc không có tiếng Việt, và 1 bản Việt Nam đã lồng tiếng Việt.
Huy đã từng say mê đọc Tây Du Ký, trong tủ sách cũng có, vì là 1 trong "Tứ đại kỳ thư" của Trung Quốc (3 quyển kia là Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử và Hồng Lâu Mộng). Và cũng tìm đọc hết các loại sách bình về Tây Du, trong đó tác giả Việt Nam bình hay nhất là quyển "Giải mã Tây Du Ký" của Lê Anh Dũng; riêng diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng mới đây đã cho ra quyển "Bình Tây Du" (Fahasa, 2010), Huy đã mua nhưng chưa rảnh đọc nên chưa rõ hay dỡ, nhưng Lục Tiểu Linh Đồng đã bỏ hơn 10 năm để đóng phim này, chắc bình phải hay...
Riêng phim của của đạo diễn Dương Khiết, ở vùng núi cao A Lưới hè năm 1998, chiều nào Huy cũng nướng con mực với 2 chai Huda ngồi rỉ rỉ một mình xem truyền hình chiếu... Sau này khi mua được DVD, thì thỉnh thoảng rảnh như tết, cùng con gái xem lút cả mấy ngày...
Và quả thật rất hay !!!...
Bỏ qua chuyện ma quái thần thoại phù phép... thì nội dung phim mang tính giáo dục triết lý nhân sinh và phê phán xã hội rất cao...
Ví dụ như ngay từ lúc còn sinh viên Huy đã xem (không trọn bộ), có tập kể về chú tiểu Trần Huyền Trang khi còn nhỏ, thấy người ta câu được con cá chép vàng chuẩn bị làm thịt, thì chú tiểu ấy đã bỏ tiền ra mua con cá, ôm vào lòng rồi đem ra suối thả... Đoạn phim này rất ảnh hưởng Huy, và từ khi xem được đoan phim này, Huy không sao giết được gia cầm, súc vật... được nữa !!! Chuyện bắt trộm con gà ở trường Hai Bà Trưng đã kể là năm 12A (1984) trước khi xem phim này, do đó các bạn đừng nói Huy mâu thuẫn nghe ! Đây cũng là tính giáo dục của phim...
Tây Du Ký là truyện DỤ NGÔN truyền kỳ, nói mãi không hết, nhưng tập cuuói mới chiếu chiều nay: Trần Huyền Trang thành Phật đã đành, nhưng Tôn Ngộ Không cũng thành Phật nữa với tên gọi là "Đấu Chiến Thắng Phật", thật xúc động...
Khi đã thành Phật, Tôn Ngộ Không tới nói với Phật Bà rằng năm xưa cài vòng Kim Cô để trừng phạt Lão Tôn khi không nghe lời sư phụ, nay đã thành Phật rồi thì phải tháo Kim Cô ra cho Lão. Phật Bà nói, khi đã thành Phật thì tự nhiên vòng Kim Cô cũng mất đi. Đại Thánh sờ lên đầu thì quả vòng Kim Cô không còn nữa... Điều này có nghĩa rằng khi con người chưa giác ngộ (Phật - Bụt đều là ký âm chữ "Buddha" tiếng Phạn nghĩa là GIÁC NGỘ) thì phải cần có những chuẩn mực kỷ luật để rèn luyện (biểu hiện bằng vòng Kim Cô); và khi đã "giác ngộ" thì đã TỰ GIÁC mọi việc, không cần phải có các Luật Lệ để phải theo đó mà thi hành nữa, cho nên vòng Kim Cô (Luật Lệ) tự nhiên biến mất...
Chỉ có Trư Bát Giới và Sa Tăng khi được phong không thành Phật thì buồn, vì không nhiệt tình và chịu khó và có lý tưởng như Tôn Ngộ Không... Khi Tôn Ngộ Không bị sư phụ đuổi đi, vì 3 lần đánh Bạch Cốt Tinh, đến lúc TamTạng bị yêu quái bắt, Mỏ Heo không cứu được phải chạy về động Hoa Quả cầu cứu Đại sư huynh thì Mỹ Hầu Vương nói: "-Ta tuy bị đuổi, nhưng trong lòng lúc nào cũng nghĩ đến bước đường lấy kinh của sư phụ !". Thật xúc động ứa nước mắt...
Lại nhớ khi Tôn Ngộ Không bị Tam tạng tuyệt tình đuổi đi, bèn quỳ xuống năn nỉ xin ở lại đến 4 lần (Tam Tạng xoay 4 hướng) và nói đến công ơn trời biển của thầy đã cứu ra khỏi Ngũ Hành Sơn không thể để thầy đi một mình (vì Mỏ Heo và Sa Tăng không bao giờ bảo vệ nổi sư phụ) mà bị ma quái hãm hại... Thật xúc động ứa nước mắt...
Đây là những đoạn có giá trị nhân văn rất cao... không thể nói hết được...
Huy còn muốn nói thêm, nhưng xin tạm dừng ngang đây, hẹn dịp sau...
Huy
Nguyễn Anh Huy- Tổng số bài gửi : 48
Join date : 23/06/2010
Age : 57
Đến từ : Huế
Cảm luận khi thưởng thức siêu phẩm của đạo diễn AngLee
Thân gởi các bạn,
Bài viết bình về điện ảnh của Huy sau khi xem phim của Lý An có tựa đề:
Phim này là phim "NC 17" (no children 17, cấm trẻ em dưới 17 tuổi), vì có nhiều đoạn "rất nặng" (thuộc nghệ thuật điện ảnh), nhưng nội dung rất hay làm Huy phải viết một bài bình khá dài. Nhưng do vấn đề "nặng" đó nên người đăng không thể đăng toàn bộ bài viết như ý tác giả mà chỉ đăng nửa bài trước của bài viết đó:
http://phanquoctuanqa1.violet.vn/entry/show/entry_id/3728353
Mời các bạn xem 50% lời bình của Huy.
NAH
Bài viết bình về điện ảnh của Huy sau khi xem phim của Lý An có tựa đề:
“SẮC - GIỚI” : KHÔNG HỀ ĐƠN GIẢN !
(Cảm luận khi thưởng thức siêu phẩm của đạo diễn AngLee)
(Cảm luận khi thưởng thức siêu phẩm của đạo diễn AngLee)
Phim này là phim "NC 17" (no children 17, cấm trẻ em dưới 17 tuổi), vì có nhiều đoạn "rất nặng" (thuộc nghệ thuật điện ảnh), nhưng nội dung rất hay làm Huy phải viết một bài bình khá dài. Nhưng do vấn đề "nặng" đó nên người đăng không thể đăng toàn bộ bài viết như ý tác giả mà chỉ đăng nửa bài trước của bài viết đó:
http://phanquoctuanqa1.violet.vn/entry/show/entry_id/3728353
Mời các bạn xem 50% lời bình của Huy.
NAH
Nguyễn Anh Huy- Tổng số bài gửi : 48
Join date : 23/06/2010
Age : 57
Đến từ : Huế
PHIM 2012 QUA CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI HỌC PHẬT
'' Hãy Cố Yêu Người Mà Sống'
Lâu Dần Đời Mình Cũng Qua ...''
PHIM 2012 QUA CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI HỌC PHẬT
Bộ phim 2012, hay có thể hiểu là Đại họa năm 2012, do Roland Emmerich đạo diễn, Công ty Sản xuất và Phát hành phim Columbia Pictures phát hành và bắt đầu trình chiếu ở nhiều nước trên thế giới từ ngày 11-11-2009. Đây là một bộ phim rất được nhiều người quan tâm với nhiều lời bình luận khác nhau, có cả tích cực lẫn tiêu cực. Mặc dù mới phát hành gần đây, nhưng bộ phim đã đem lại doanh thu rất lớn cho nhà sản xuất.
Phim diễn tả sự hủy diệt của trái đất do những thảm họa động đất và sóng thần gây nên. Bộ phim này lấy nguồn cảm hứng từ tác phẩm Những dấu vân tay của Thượng đê (Fingerprints of the Gods) của tác giả Graham Hancock. Và nó còn căn cứ vào lịch của người Mayan, theo lời dự đoán trong lịch này thì thế giới sẽ bị hủy diệt hoàn toàn vào ngày 21-12-2012.
Theo như những tình tiết trong phim 2012, nguyên nhân dẫn đến ngày tận thế của trái đất là sự tập hợp thành hàng của những thiên thể trong hệ mặt trời, điều này tạo nên những tia bức xạ ngắn trong ánh nắng của mặt trời và nó khiến cho trung tâm điểm của trái đất bị hỗn loạn, dẫn đến hàng loạt các trận động đất kinh hoàng diễn ra ở khắp nơi. Kéo theo đó là nhiệt độ của trái đất tăng lên đột ngột khiến băng ở hai cực tan nhanh, rồi sóng thần, lũ lụt diễn ra trên khắp địa cầu. Trước sức tàn phá kinh hoàng của những thiên tai, toàn bộ thế giới bị hủy diệt, những công trình đồ sộ, những tòa nhà kiên cố, ngay cả tượng Nữ thần Tự do, một biểu tượng của nước Mỹ cũng bị sụp đổ, và thậm chí ngay cả những đỉnh núi cao của dãy núi Hymalaya, mái nhà của thế giới, cũng bị nhận chìm trong dòng nước cuồn cuộn của những cơn sóng thần kinh hoàng. Qua đó, chúng ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc về sự vô thường của cuộc sống. Tất cả mọi sự vật hiện tượng trong thế giới này có sinh ra thì sẽ có lúc bị mất đi, bị tàn hoại, dù cho những thứ đó có kiên cố đến mức nào, dù người ta có yêu quý và tự hào về nó đến đâu đi nữa cũng không thể nào nắm giữ, bảo tồn mãi mãi. Ngay cả mạng sống của mình còn chưa giữ được thì nói gì đến việc bảo vệ những vật bên ngoài thân. Vô thường là định luật chung của kiếp sống. Chính vô thường mà mọi sự vật hiện tượng hình thành và phát triển để rồi đi đến giai đoạn tàn hoại. Chúng ta không thể nào thay đổi được định luật này. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là tìm cách kéo dài khoảng thời gian tồn tại và phát triển của các sự vật, hiện tượng.
Những tác nhân chính dẫn đến sự tàn hoại của môi trường tự nhiên và suy nhược sức khỏe ở con người là do sự khai thác, phá hủy thế giới tự nhiên của con người; do khí thải công nghiệp, chất thải y học của loài người vượt quá sức chịu đựng của trái đất; do sự giết hại các loài động vật dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ sinh thái, khiến những trận thiên tai kinh hoàng xảy ra. Ở đây, bộ phim 2012 đã đóng vai trò như là một tiếng chuông cảnh tỉnh mọi người trong vấn đề bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Chúng ta cần phải dừng lại việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ, chấm dứt nạn phá rừng, hạn chế việc giết hại sinh vật, xử lý các chất thải, khí thải một cách hợp lý để giữ cho hệ sinh thái ở mức cân bằng. Nếu không thì chính chúng ta rút ngắn vòng đời của chúng ta, chính chúng ta bức tử trái đất, khai tử thế giới loài người.
Khi được các nhà khoa học dự báo ngày đại họa sẽ xảy đến cho trái đất, những nhà cầm quyền đã bắt đầu một cuộc chay đua với thời gian. Họ đã lập kế hoạch kiến tạo những con tàu đặc biệt để làm phương tiện di tản cho nhiều người thoát qua nạn đại hồng thủy, họ gọi những chiếc tàu đặc biệt này là Ark. Từ “Ark” này được lấy từ sự tích ông Noah đã dùng chiếc thuyền Ark để gia đình ông và các loài vật khác đi tránh nạn đại hồng thủy trong kinh Cựu ước. Theo như trong phim, người ta tạo ra những con tàu đặc biệt này để những nhà lãnh đạo, những nhà khoa học hàng đầu và những người đặc biệt có thể lên những con tàu đặc biệt ấy để di tản. Vì sự kiện này mà nhiều nhà khoa học đã bị ám sát trước khi đại họa xảy ra vì họ tìm cách thông báo cho công chúng biết về đại họa và tiết lộ bí mật về kế hoạch kiến tạo và địa điểm của những con tàu. Ở đây, chúng ta nhận thấy một điều hết sức quan trọng, đó là trong nghịch cảnh, trong những lúc nguy kịch nhất mới thấy rõ lòng người. Những lúc nguy kịch ấy, những điều xấu xa nhất cũng như những điều tốt đẹp, cao cả nhất của con người mới thể hiện rõ, đó là thời điểm trọng đại để người ta thể hiện lòng vị tha quảng đại hay là sự ích kỷ to tướng của mình.
Chính trong thời điểm quyết định sự sống còn của bản thân, nhiều người đã bỏ mặc sự sống chết của người khác, giẫm lên trên sinh mạng của người khác để giành lấy cơ may sống sót cho riêng mình. Trong khi đó cũng có không ít người đã cứu giúp người khác với tất cả khả năng của mình cho đến giây phút cuối cùng, thậm chí họ đã không màng đến sự sống chết của bản thân. Điển hình cho lòng vị tha, hy sinh quảng đại này là Tổng thống Wilson, người đã quyết định ở Thủ đô Washington D.C. để thông báo cho mọi người biết những thiên tai kinh hoàng sắp xảy ra và cũng là để chia sẻ nỗi đau thương, mất mát với mọi người trong khi người con gái và những quan chức thân cận của ông nài nỉ ông lên đường đi đến những con tàu đặc biệt để di tản, và cuối cùng ông đã bị chết trong cơn sóng thần ghê rợn. Bên cạnh đó còn có Jackson Curtis, người đã bất chấp mọi nguy hiểm để đưa người vợ cũ và hai con của mình đi di tản. Và cũng chính Jackson đã bất chấp cả tính mạng, lặn xuống khoang tàu, gỡ những vật vướng kẹt ở các bánh răng để có thể đóng kín cửa con tàu lại, cứu mạng cho tất cả mọi người ở trên tàu. Vì nếu Jackson không làm điều đó thì con tàu không chạy được, nó sẽ bị chìm, tất cả mọi người và cả Jackson đều phải chết.
Chúng ta hãy nghĩ xem, vì mục đích gì mà chúng ta muốn tiếp tục duy trì sự sống của nhân loại? Và nếu chúng ta đánh mất nhân phẩm, đánh mất thiện tâm của mình, thờ ơ trước sự đau khổ, chết chóc của người khác thì chúng ta sống có ý nghĩa gì nữa không? Để làm một con người văn minh, để xứng đáng là một con người thì chúng ta phải có lòng nhân đạo, và đối xử với nhau một cách văn minh, đầy tình người. Điều này đã được Adrian Helmsley, một nhà địa chất học và là người quan trọng trong nội các của chính phủ Mỹ, nhấn mạnh rằng: “Ngay khi chúng ta không còn tranh đấu cho lợi ích của người khác, thì lúc đó chúng ta đã đánh mất đi nhân phẩm của mình”. Và ngay tại thời điểm quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn của số đông, đó là lúc đưa ra quyết định có nên mở cửa những con tàu Ark để cho rất nhiều người đang đứng trên bờ có thể lên tàu hay không, thì hầu hết mọi người nắm quyền lãnh đạo ở trên tàu đã tán đồng quyết định mở cửa tàu. Điều này muốn nói lên rằng, điều quý nhất ở con người đó là lòng nhân đạo, là tình người, chính điều này đã nâng con người lên một tầm cao mới, khác biệt với các loài động vật, nếu con người còn tồn tại mà mất hết nhân tính thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Sự xuất hiện hình bóng những vị Tăng sĩ người Tây Tạng ở trong phim cũng đã làm cho bộ phim thêm phần sâu sắc và giá trị. Trong đó, vị Rinpoche uyên bác đã nhắc lại lời dạy cốt tủy của bản kinh Kalamas với người đệ tử tên Nima khi vị đệ tử này nói lên sự hoài nghi về sự im lặng ghê rợm của núi rừng vào thời điểm đó: “Đừng tin vào bất cứ một điều gì, đơn giản chỉ vì con đã nghe người ta nói”. Và vị Rinpoche này đã lặp lại sự tích cổ trong nhà thiền, ngài đã rót cho Nima một ly trà cho đến khi nó tràn ra ngoài, và nói với Rima rằng: “Giống như ly trà này, tâm con đã đầy những định kiến, và phán xét. Muốn thấy được ánh sáng trí tuệ, thì trước tiên con phải làm cho ly nước của con trống rỗng đã”. Vâng, chúng ta không nên vội tin những lời đồn đại, bởi vì có nhiều thông tin bịa đặt, không xác thực, và bị phóng đại rất nhiều. Chúng ta nên học cách kiểm chứng các nguồn thông tin. Điều này sẽ giúp ta tránh được sự lo sợ, hoang mang không đáng có. Và chúng ta nên gạt bỏ những ý kiến chủ quan, những định kiến của mình, cởi mở lòng mình để học hỏi và tiếp thu ý kiến của người khác. Một điều đáng chú ý nữa là câu trả lời của Rima khi người gác cổng bến cảng yêu cầu anh ta không được dẫn theo những người khách lạ: “Tôi là đệ tử của một vị Rinpoche vĩ đại, tôi không thể làm điều đó. Tất cả chúng ta đều là con dân của bà mẹ trái đất”. Quả đúng như vậy, tất cả chúng ta là con dân của trái đất này, chúng ta phải biết bảo vệ và đùm bọc lẫn nhau, phải đối xử thân thiện với nhau. Chúng ta là anh em của nhau. Và biết đâu trong vòng luân hồi sanh tử, chúng ta đã từng là cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt của nhau. Có ai nhẫn tâm bỏ mặc sự sống chết của người thân, của cha mẹ mình?
Hình ảnh một vị lão Tăng người Tây Tạng, ngài Rinpoche, sống trong một ngôi chùa hẻo lánh trên đỉnh Hymalaya ngồi tĩnh tại uống trà, trong khi mọi người đang chạy loạn, nước đang dâng lên cuồn cuộn, và khi nước ngập đến đỉnh Hymalaya, chuẩn bị nhận chìm ngôi chùa của mình, vị lão Tăng này đã đi đến bên Đại hồng chung, đánh lên những tiếng chuông hùng hồn và chốc lát sau thì tất cả đều chìm trong biển nước. Sức mạnh tâm linh, hay sự định tĩnh của những người tu hành đã thể hiện một cách ấn tượng. Dù phải đối diện với sự thật phũ phàng thế nào đi nữa, tâm họ vẫn luôn bình tĩnh, minh mẫn. Dù cái chết cận kề, họ vẫn không âu lo, vì họ hiểu sâu sắc định luật vô thường của kiếp sống. Và với họ, sự chết không có gì đáng sợ, bởi họ không luyến tiếc bất cứ thứ gì ở đời nữa. Chính vì thế mà trong những giây cuối cùng của sự sống, ngài Rinpoche đã đủ định tĩnh đánh lên những tiếng chuông Đại hùng, để cảnh tỉnh nhân sinh và đánh thức nhân tâm.
Và trong đoạn cuối của bộ phim, tác giả một lần nữa đề cao tính nhân văn, tình thương yêu của con người, mà cụ thể ở đây là tình cảm gia đình, tình thương yêu của cha mẹ và con cái, khi người con gái của Jackson hỏi lúc nào thì họ về nhà, Jackson đã đáp lại rằng: “Chúng ta sẽ tìm một nơi nào đó để sống, ở đâu mà các thành viên trong gia đình được sống bên nhau, thương yêu nhau thì đấy chính là quê nhà”. Tình thương yêu chính là mái ấm che chở và nuôi lớn con người. Thiếu tình thương yêu thì con người bị cô đơn, lạc lõng.
Một điểm không kém phần quan trọng trong phim 2012 là câu kết của nó trong video clip quảng cáo cho bộ phim: “Sự kết thúc là một sự khởi đầu” (The end is just the beginning). Quả vậy, tất cả mọi sự vật hiện tượng đều vận động và biến đổi, chúng không hoàn toàn triệt tiêu mà chỉ là sự chuyển biến. Sự kết thúc của cái này sẽ tạo nên sự khởi đầu cho một cái kia. Đây cũng chính là ý nghĩa về sự tái sinh mà đạo Phật thường nhắc đến. Tất cả mọi thứ, dù hữu hình hay vô hình, có tâm thức hay không có tâm thức đều luôn vận động và biến đổi. Điều này không có gì huyền bí, siêu hình cả. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng cũng cho thấy: “Năng lượng không mất đi và cũng không tự sinh ra, nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác”. Trong phim 2012, khi những người di tản, thoát được nạn đại hồng hủy, họ đã bắt đầu một cuộc sống mới, và lịch sử lại bắt đầu tính từ năm thứ nhất.
Về ngày tận thế, trong Phật giáo không có những lời dự đoán nào, ngoài việc Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng mọi vật đều vô thường, trái đất của chúng ta cũng không ngoại lệ; tuy vậy, chúng ta không nghĩ thế giới sẽ bị hủy diệt vào đúng ngày 21-12 -2012 như trong phim diễn tả.
Sự sống rất mong manh. Chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào chứ không nhất thiết là đến năm 2012. Một khi chúng ta ý thức rõ sự vô thường của cuộc sống thì chúng ta sẽ biết quý trọng từng phút giây của sự sống và sử dụng chúng hữu hiệu hơn. Có lẽ đây cũng là thông điệp chính mà phim 2012 muốn gởi đến tất cả khán giả
Quảng Trí
Lâu Dần Đời Mình Cũng Qua ...''
PHIM 2012 QUA CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI HỌC PHẬT
Bộ phim 2012, hay có thể hiểu là Đại họa năm 2012, do Roland Emmerich đạo diễn, Công ty Sản xuất và Phát hành phim Columbia Pictures phát hành và bắt đầu trình chiếu ở nhiều nước trên thế giới từ ngày 11-11-2009. Đây là một bộ phim rất được nhiều người quan tâm với nhiều lời bình luận khác nhau, có cả tích cực lẫn tiêu cực. Mặc dù mới phát hành gần đây, nhưng bộ phim đã đem lại doanh thu rất lớn cho nhà sản xuất.
Phim diễn tả sự hủy diệt của trái đất do những thảm họa động đất và sóng thần gây nên. Bộ phim này lấy nguồn cảm hứng từ tác phẩm Những dấu vân tay của Thượng đê (Fingerprints of the Gods) của tác giả Graham Hancock. Và nó còn căn cứ vào lịch của người Mayan, theo lời dự đoán trong lịch này thì thế giới sẽ bị hủy diệt hoàn toàn vào ngày 21-12-2012.
Theo như những tình tiết trong phim 2012, nguyên nhân dẫn đến ngày tận thế của trái đất là sự tập hợp thành hàng của những thiên thể trong hệ mặt trời, điều này tạo nên những tia bức xạ ngắn trong ánh nắng của mặt trời và nó khiến cho trung tâm điểm của trái đất bị hỗn loạn, dẫn đến hàng loạt các trận động đất kinh hoàng diễn ra ở khắp nơi. Kéo theo đó là nhiệt độ của trái đất tăng lên đột ngột khiến băng ở hai cực tan nhanh, rồi sóng thần, lũ lụt diễn ra trên khắp địa cầu. Trước sức tàn phá kinh hoàng của những thiên tai, toàn bộ thế giới bị hủy diệt, những công trình đồ sộ, những tòa nhà kiên cố, ngay cả tượng Nữ thần Tự do, một biểu tượng của nước Mỹ cũng bị sụp đổ, và thậm chí ngay cả những đỉnh núi cao của dãy núi Hymalaya, mái nhà của thế giới, cũng bị nhận chìm trong dòng nước cuồn cuộn của những cơn sóng thần kinh hoàng. Qua đó, chúng ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc về sự vô thường của cuộc sống. Tất cả mọi sự vật hiện tượng trong thế giới này có sinh ra thì sẽ có lúc bị mất đi, bị tàn hoại, dù cho những thứ đó có kiên cố đến mức nào, dù người ta có yêu quý và tự hào về nó đến đâu đi nữa cũng không thể nào nắm giữ, bảo tồn mãi mãi. Ngay cả mạng sống của mình còn chưa giữ được thì nói gì đến việc bảo vệ những vật bên ngoài thân. Vô thường là định luật chung của kiếp sống. Chính vô thường mà mọi sự vật hiện tượng hình thành và phát triển để rồi đi đến giai đoạn tàn hoại. Chúng ta không thể nào thay đổi được định luật này. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là tìm cách kéo dài khoảng thời gian tồn tại và phát triển của các sự vật, hiện tượng.
Những tác nhân chính dẫn đến sự tàn hoại của môi trường tự nhiên và suy nhược sức khỏe ở con người là do sự khai thác, phá hủy thế giới tự nhiên của con người; do khí thải công nghiệp, chất thải y học của loài người vượt quá sức chịu đựng của trái đất; do sự giết hại các loài động vật dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ sinh thái, khiến những trận thiên tai kinh hoàng xảy ra. Ở đây, bộ phim 2012 đã đóng vai trò như là một tiếng chuông cảnh tỉnh mọi người trong vấn đề bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Chúng ta cần phải dừng lại việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ, chấm dứt nạn phá rừng, hạn chế việc giết hại sinh vật, xử lý các chất thải, khí thải một cách hợp lý để giữ cho hệ sinh thái ở mức cân bằng. Nếu không thì chính chúng ta rút ngắn vòng đời của chúng ta, chính chúng ta bức tử trái đất, khai tử thế giới loài người.
Khi được các nhà khoa học dự báo ngày đại họa sẽ xảy đến cho trái đất, những nhà cầm quyền đã bắt đầu một cuộc chay đua với thời gian. Họ đã lập kế hoạch kiến tạo những con tàu đặc biệt để làm phương tiện di tản cho nhiều người thoát qua nạn đại hồng thủy, họ gọi những chiếc tàu đặc biệt này là Ark. Từ “Ark” này được lấy từ sự tích ông Noah đã dùng chiếc thuyền Ark để gia đình ông và các loài vật khác đi tránh nạn đại hồng thủy trong kinh Cựu ước. Theo như trong phim, người ta tạo ra những con tàu đặc biệt này để những nhà lãnh đạo, những nhà khoa học hàng đầu và những người đặc biệt có thể lên những con tàu đặc biệt ấy để di tản. Vì sự kiện này mà nhiều nhà khoa học đã bị ám sát trước khi đại họa xảy ra vì họ tìm cách thông báo cho công chúng biết về đại họa và tiết lộ bí mật về kế hoạch kiến tạo và địa điểm của những con tàu. Ở đây, chúng ta nhận thấy một điều hết sức quan trọng, đó là trong nghịch cảnh, trong những lúc nguy kịch nhất mới thấy rõ lòng người. Những lúc nguy kịch ấy, những điều xấu xa nhất cũng như những điều tốt đẹp, cao cả nhất của con người mới thể hiện rõ, đó là thời điểm trọng đại để người ta thể hiện lòng vị tha quảng đại hay là sự ích kỷ to tướng của mình.
Chính trong thời điểm quyết định sự sống còn của bản thân, nhiều người đã bỏ mặc sự sống chết của người khác, giẫm lên trên sinh mạng của người khác để giành lấy cơ may sống sót cho riêng mình. Trong khi đó cũng có không ít người đã cứu giúp người khác với tất cả khả năng của mình cho đến giây phút cuối cùng, thậm chí họ đã không màng đến sự sống chết của bản thân. Điển hình cho lòng vị tha, hy sinh quảng đại này là Tổng thống Wilson, người đã quyết định ở Thủ đô Washington D.C. để thông báo cho mọi người biết những thiên tai kinh hoàng sắp xảy ra và cũng là để chia sẻ nỗi đau thương, mất mát với mọi người trong khi người con gái và những quan chức thân cận của ông nài nỉ ông lên đường đi đến những con tàu đặc biệt để di tản, và cuối cùng ông đã bị chết trong cơn sóng thần ghê rợn. Bên cạnh đó còn có Jackson Curtis, người đã bất chấp mọi nguy hiểm để đưa người vợ cũ và hai con của mình đi di tản. Và cũng chính Jackson đã bất chấp cả tính mạng, lặn xuống khoang tàu, gỡ những vật vướng kẹt ở các bánh răng để có thể đóng kín cửa con tàu lại, cứu mạng cho tất cả mọi người ở trên tàu. Vì nếu Jackson không làm điều đó thì con tàu không chạy được, nó sẽ bị chìm, tất cả mọi người và cả Jackson đều phải chết.
Chúng ta hãy nghĩ xem, vì mục đích gì mà chúng ta muốn tiếp tục duy trì sự sống của nhân loại? Và nếu chúng ta đánh mất nhân phẩm, đánh mất thiện tâm của mình, thờ ơ trước sự đau khổ, chết chóc của người khác thì chúng ta sống có ý nghĩa gì nữa không? Để làm một con người văn minh, để xứng đáng là một con người thì chúng ta phải có lòng nhân đạo, và đối xử với nhau một cách văn minh, đầy tình người. Điều này đã được Adrian Helmsley, một nhà địa chất học và là người quan trọng trong nội các của chính phủ Mỹ, nhấn mạnh rằng: “Ngay khi chúng ta không còn tranh đấu cho lợi ích của người khác, thì lúc đó chúng ta đã đánh mất đi nhân phẩm của mình”. Và ngay tại thời điểm quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn của số đông, đó là lúc đưa ra quyết định có nên mở cửa những con tàu Ark để cho rất nhiều người đang đứng trên bờ có thể lên tàu hay không, thì hầu hết mọi người nắm quyền lãnh đạo ở trên tàu đã tán đồng quyết định mở cửa tàu. Điều này muốn nói lên rằng, điều quý nhất ở con người đó là lòng nhân đạo, là tình người, chính điều này đã nâng con người lên một tầm cao mới, khác biệt với các loài động vật, nếu con người còn tồn tại mà mất hết nhân tính thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Sự xuất hiện hình bóng những vị Tăng sĩ người Tây Tạng ở trong phim cũng đã làm cho bộ phim thêm phần sâu sắc và giá trị. Trong đó, vị Rinpoche uyên bác đã nhắc lại lời dạy cốt tủy của bản kinh Kalamas với người đệ tử tên Nima khi vị đệ tử này nói lên sự hoài nghi về sự im lặng ghê rợm của núi rừng vào thời điểm đó: “Đừng tin vào bất cứ một điều gì, đơn giản chỉ vì con đã nghe người ta nói”. Và vị Rinpoche này đã lặp lại sự tích cổ trong nhà thiền, ngài đã rót cho Nima một ly trà cho đến khi nó tràn ra ngoài, và nói với Rima rằng: “Giống như ly trà này, tâm con đã đầy những định kiến, và phán xét. Muốn thấy được ánh sáng trí tuệ, thì trước tiên con phải làm cho ly nước của con trống rỗng đã”. Vâng, chúng ta không nên vội tin những lời đồn đại, bởi vì có nhiều thông tin bịa đặt, không xác thực, và bị phóng đại rất nhiều. Chúng ta nên học cách kiểm chứng các nguồn thông tin. Điều này sẽ giúp ta tránh được sự lo sợ, hoang mang không đáng có. Và chúng ta nên gạt bỏ những ý kiến chủ quan, những định kiến của mình, cởi mở lòng mình để học hỏi và tiếp thu ý kiến của người khác. Một điều đáng chú ý nữa là câu trả lời của Rima khi người gác cổng bến cảng yêu cầu anh ta không được dẫn theo những người khách lạ: “Tôi là đệ tử của một vị Rinpoche vĩ đại, tôi không thể làm điều đó. Tất cả chúng ta đều là con dân của bà mẹ trái đất”. Quả đúng như vậy, tất cả chúng ta là con dân của trái đất này, chúng ta phải biết bảo vệ và đùm bọc lẫn nhau, phải đối xử thân thiện với nhau. Chúng ta là anh em của nhau. Và biết đâu trong vòng luân hồi sanh tử, chúng ta đã từng là cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt của nhau. Có ai nhẫn tâm bỏ mặc sự sống chết của người thân, của cha mẹ mình?
Hình ảnh một vị lão Tăng người Tây Tạng, ngài Rinpoche, sống trong một ngôi chùa hẻo lánh trên đỉnh Hymalaya ngồi tĩnh tại uống trà, trong khi mọi người đang chạy loạn, nước đang dâng lên cuồn cuộn, và khi nước ngập đến đỉnh Hymalaya, chuẩn bị nhận chìm ngôi chùa của mình, vị lão Tăng này đã đi đến bên Đại hồng chung, đánh lên những tiếng chuông hùng hồn và chốc lát sau thì tất cả đều chìm trong biển nước. Sức mạnh tâm linh, hay sự định tĩnh của những người tu hành đã thể hiện một cách ấn tượng. Dù phải đối diện với sự thật phũ phàng thế nào đi nữa, tâm họ vẫn luôn bình tĩnh, minh mẫn. Dù cái chết cận kề, họ vẫn không âu lo, vì họ hiểu sâu sắc định luật vô thường của kiếp sống. Và với họ, sự chết không có gì đáng sợ, bởi họ không luyến tiếc bất cứ thứ gì ở đời nữa. Chính vì thế mà trong những giây cuối cùng của sự sống, ngài Rinpoche đã đủ định tĩnh đánh lên những tiếng chuông Đại hùng, để cảnh tỉnh nhân sinh và đánh thức nhân tâm.
Và trong đoạn cuối của bộ phim, tác giả một lần nữa đề cao tính nhân văn, tình thương yêu của con người, mà cụ thể ở đây là tình cảm gia đình, tình thương yêu của cha mẹ và con cái, khi người con gái của Jackson hỏi lúc nào thì họ về nhà, Jackson đã đáp lại rằng: “Chúng ta sẽ tìm một nơi nào đó để sống, ở đâu mà các thành viên trong gia đình được sống bên nhau, thương yêu nhau thì đấy chính là quê nhà”. Tình thương yêu chính là mái ấm che chở và nuôi lớn con người. Thiếu tình thương yêu thì con người bị cô đơn, lạc lõng.
Một điểm không kém phần quan trọng trong phim 2012 là câu kết của nó trong video clip quảng cáo cho bộ phim: “Sự kết thúc là một sự khởi đầu” (The end is just the beginning). Quả vậy, tất cả mọi sự vật hiện tượng đều vận động và biến đổi, chúng không hoàn toàn triệt tiêu mà chỉ là sự chuyển biến. Sự kết thúc của cái này sẽ tạo nên sự khởi đầu cho một cái kia. Đây cũng chính là ý nghĩa về sự tái sinh mà đạo Phật thường nhắc đến. Tất cả mọi thứ, dù hữu hình hay vô hình, có tâm thức hay không có tâm thức đều luôn vận động và biến đổi. Điều này không có gì huyền bí, siêu hình cả. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng cũng cho thấy: “Năng lượng không mất đi và cũng không tự sinh ra, nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác”. Trong phim 2012, khi những người di tản, thoát được nạn đại hồng hủy, họ đã bắt đầu một cuộc sống mới, và lịch sử lại bắt đầu tính từ năm thứ nhất.
Về ngày tận thế, trong Phật giáo không có những lời dự đoán nào, ngoài việc Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng mọi vật đều vô thường, trái đất của chúng ta cũng không ngoại lệ; tuy vậy, chúng ta không nghĩ thế giới sẽ bị hủy diệt vào đúng ngày 21-12 -2012 như trong phim diễn tả.
Sự sống rất mong manh. Chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào chứ không nhất thiết là đến năm 2012. Một khi chúng ta ý thức rõ sự vô thường của cuộc sống thì chúng ta sẽ biết quý trọng từng phút giây của sự sống và sử dụng chúng hữu hiệu hơn. Có lẽ đây cũng là thông điệp chính mà phim 2012 muốn gởi đến tất cả khán giả
Quảng Trí
Minh Châu- Tổng số bài gửi : 137
Join date : 10/11/2008
Đến từ : TP.Ho Chi Minh-Viet Nam
Similar topics
» Kỷ Niệm
» Thơ về Huế
» Lớp mình có nên họp mặt kỷ niệm 25 năm tốt nghiệp không?
» Đặt lại một số vấn đề Sử học
» Những bài hát chọn lọc
» Thơ về Huế
» Lớp mình có nên họp mặt kỷ niệm 25 năm tốt nghiệp không?
» Đặt lại một số vấn đề Sử học
» Những bài hát chọn lọc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mon Mar 23, 2015 3:15 pm by Minh Châu
» Chúc mừng sinh nhật Nguyên Hà
Tue Mar 12, 2013 9:06 pm by Trương Nguyên Hà
» Chúc mừng sinh nhật Vĩnh Long.
Sun Mar 03, 2013 2:37 pm by Minh Châu
» Trả lời thư Minh Châu
Tue Feb 19, 2013 4:36 pm by Nguyen thi kim hiep
» lien lac
Tue Feb 19, 2013 12:15 pm by Minh Châu
» Chúc Mừng Năm Mới 2013
Wed Jan 23, 2013 10:09 am by Minh Châu
» Truyện Ngắn: THƯƠNG NHỚ HOÀNG LAN
Sun Jun 17, 2012 1:57 pm by Minh Châu
» Live chat 12A
Fri Apr 20, 2012 10:41 am by dntn_tamhien
» NHẠC SẾN, NHẠC SANG
Mon Apr 16, 2012 2:46 pm by Minh Châu