Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 18 người, vào ngày Wed Mar 01, 2023 11:20 pm
Latest topics
Statistics
Diễn Đàn hiện có 37 thành viênChúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: Nguyen thi kim hiep
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 534 in 219 subjects
Nhặt từng chiếc lá
2 posters
KHUNG TRỜI QUỐC HỌC :: CHUYÊN ĐỀ :: KHÁC
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nhặt từng chiếc lá
Nhặt từng chiếc lá
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 622, ngày 20.11.2007, chuyên mục Góc thiền, trang 53- 54
Thiền sư Đỉnh Châu cùng một sa di đi ngang qua sân chùa. Bỗng một cơn gió ào tới, lá trên cây rụng xuống ào ào. Sư cuối xuống nhặt từng chiếc lá bỏ vào trong túi. Sa di thấy vậy bèn hỏi (*): “Thiền sư không phải nhặt đâu, mỗi sáng chúng ta đều sẽ quét dọn mà”.
Sư Đỉnh Châu điềm nhiên: “Không thể nói vậy được, chẳng lẽ quét dọn thì chắc sẽ sạch hết sao? Ta năng nhặt từng chiếc thế này, sẽ khiến cho mặt đất thêm sạch sẽ”.
Sa di: “Những chiếc lá rụng nhiều như vậy, ông nhặt đằng trước, nó lại rụng đàng sau, vậy nhặt bao giờ cho hết?”
Đỉnh Châu: “Lá không chỉ rụng trên mặt đất mà lá còn rụng trong tâm của chúng ta. Ta nhặt lá rụng trong lòng ta, hẳn có lúc sẽ sạch”.
Ngày xưa, khi Phật Đà còn tại thế, có một đệ tử tên là Chu Lợi Bàn Đà Gia rất đần độn. Anh ta đọc một bài kệ được câu sau thì đã quên câu trước. Phật hỏi biết làm gì, anh ta nói biết quét sân. Phật bèn bảo anh ta khi quét sân hãy niệm câu “phất trần tảo cấu” (quét bụi quét bặm). Anh ta theo như vậy một thời gian lâu và nghĩ bụng: bụi bẩn bên ngoài thì dùng chổi mà quét, vậy còn bụi bẩn trong lòng thì phải dùng cái gì mà quét?
Nghĩ được như vậy, là Chu Lợi Bàn Đà Gia đã bắt đầu trở nên thông minh rồi vậy.
Người ta nói:
Thiền sư Đỉnh Châu nhặt lá rụng chính là nhặt những vọng tưởng và phiền nảo trong tâm. Khắp sông núi bao la có biết bao nhiêu là lá rụng, làm sao có thể nhặt hết? Nhưng lá rụng trong tâm nhặt được một chiếc lá là bớt đi một chiếc. Chỉ cần Thiền giả an tâm thì lập tức thấy cả đại thiên thế giới. Và chỉ cần tâm an tĩnh thì ai ai cũng có thể nhặt hết được những chiếc lá rụng trong lòng mình.
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 622, ngày 20.11.2007, chuyên mục Góc thiền, trang 53- 54
Thiền sư Đỉnh Châu cùng một sa di đi ngang qua sân chùa. Bỗng một cơn gió ào tới, lá trên cây rụng xuống ào ào. Sư cuối xuống nhặt từng chiếc lá bỏ vào trong túi. Sa di thấy vậy bèn hỏi (*): “Thiền sư không phải nhặt đâu, mỗi sáng chúng ta đều sẽ quét dọn mà”.
Sư Đỉnh Châu điềm nhiên: “Không thể nói vậy được, chẳng lẽ quét dọn thì chắc sẽ sạch hết sao? Ta năng nhặt từng chiếc thế này, sẽ khiến cho mặt đất thêm sạch sẽ”.
Sa di: “Những chiếc lá rụng nhiều như vậy, ông nhặt đằng trước, nó lại rụng đàng sau, vậy nhặt bao giờ cho hết?”
Đỉnh Châu: “Lá không chỉ rụng trên mặt đất mà lá còn rụng trong tâm của chúng ta. Ta nhặt lá rụng trong lòng ta, hẳn có lúc sẽ sạch”.
Ngày xưa, khi Phật Đà còn tại thế, có một đệ tử tên là Chu Lợi Bàn Đà Gia rất đần độn. Anh ta đọc một bài kệ được câu sau thì đã quên câu trước. Phật hỏi biết làm gì, anh ta nói biết quét sân. Phật bèn bảo anh ta khi quét sân hãy niệm câu “phất trần tảo cấu” (quét bụi quét bặm). Anh ta theo như vậy một thời gian lâu và nghĩ bụng: bụi bẩn bên ngoài thì dùng chổi mà quét, vậy còn bụi bẩn trong lòng thì phải dùng cái gì mà quét?
Nghĩ được như vậy, là Chu Lợi Bàn Đà Gia đã bắt đầu trở nên thông minh rồi vậy.
Người ta nói:
Thiền sư Đỉnh Châu nhặt lá rụng chính là nhặt những vọng tưởng và phiền nảo trong tâm. Khắp sông núi bao la có biết bao nhiêu là lá rụng, làm sao có thể nhặt hết? Nhưng lá rụng trong tâm nhặt được một chiếc lá là bớt đi một chiếc. Chỉ cần Thiền giả an tâm thì lập tức thấy cả đại thiên thế giới. Và chỉ cần tâm an tĩnh thì ai ai cũng có thể nhặt hết được những chiếc lá rụng trong lòng mình.
khanh linh- Tổng số bài gửi : 197
Join date : 11/11/2008
Đến từ : salt lake city, utah
MẸ TA CHÍNH LÀ PHẬT
Thứ nhất thì tu tại gia
Thứ hai tu chợ,thứ ba tu chùa
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu
MẸ TA CHÍNH LÀ PHẬT
Dương Phủ sinh ra trong một gia đình nghèo. Nhưng ông để hết tâm phụng dưỡng song thân.
Một hôm, ông nghe nói bên đất Thục có ông Vô Tế đạo sĩ. Dương Phủ bèn xin từ biệt song thân để đến thụ giáo bậc hiền triết.
Đi được nửa đường,ông gặp một vị lão tăng. Vị lão tăng khuyên Dương Phủ:
- Gặp được bậc Vô Tế chẳng bằng gặp được Phật.
Dương Phủ vặn hỏi:
- Phật ở đâu?
- Nhà ngươi cứ quay trở về, gặp người nào mặc cái áo sắc như thế này, đi đôi dép kiểu như thế này thì chính là Phật đấy.
Dương Phủ nghe lời quay trở về nhà. Đi dọc đường,ông chẳng gặp ai như thế cả. Về đến nhà thì đã khuya, Dương Phủ gõ cửa gọi mẹ. Người mẹ mừng rỡ, khoác chăn, đi dép ra mở cửa. Bấy giờ, Dương Phủ mới chợt nhận ra nơi mẹ mình hình dáng của Đức Phật mà vị lão tăng đã mô tả. Từ đấy, Dương Phủ mới nhận ra rằng cha mẹ trong nhà chính là Phật.
Thứ hai tu chợ,thứ ba tu chùa
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu
MẸ TA CHÍNH LÀ PHẬT
Dương Phủ sinh ra trong một gia đình nghèo. Nhưng ông để hết tâm phụng dưỡng song thân.
Một hôm, ông nghe nói bên đất Thục có ông Vô Tế đạo sĩ. Dương Phủ bèn xin từ biệt song thân để đến thụ giáo bậc hiền triết.
Đi được nửa đường,ông gặp một vị lão tăng. Vị lão tăng khuyên Dương Phủ:
- Gặp được bậc Vô Tế chẳng bằng gặp được Phật.
Dương Phủ vặn hỏi:
- Phật ở đâu?
- Nhà ngươi cứ quay trở về, gặp người nào mặc cái áo sắc như thế này, đi đôi dép kiểu như thế này thì chính là Phật đấy.
Dương Phủ nghe lời quay trở về nhà. Đi dọc đường,ông chẳng gặp ai như thế cả. Về đến nhà thì đã khuya, Dương Phủ gõ cửa gọi mẹ. Người mẹ mừng rỡ, khoác chăn, đi dép ra mở cửa. Bấy giờ, Dương Phủ mới chợt nhận ra nơi mẹ mình hình dáng của Đức Phật mà vị lão tăng đã mô tả. Từ đấy, Dương Phủ mới nhận ra rằng cha mẹ trong nhà chính là Phật.
khanh linh- Tổng số bài gửi : 197
Join date : 11/11/2008
Đến từ : salt lake city, utah
Không tức thị sắc,"Sắc tức thị không
BỒ TÁT
Rũ khỏi nhục thể, trước ngưỡng Bồ Tát hạnh, Kính Tâm ngước lên nhìn suốt ba vạn thế giới lung linh huyền ảo.
Trông lên thiên thể bao la
Nhìn vào sâu thẳm trong ta mịt mùng
Xác thân: vạch nối đôi vùng
Khoát tay một nét: cuộn vòng càn khôn.(*)
Quay đầu nhìn lại từ trời cao, làng xóm, ruộng đồng san sát, lỗ chỗ như những mụn vá trên tấm áo. Buông một tiếng thở dài. Kính Tâm cất tay thu hình ảnh quê hương vào tay áo. Tấm kim y lộng lẫy bỗng hoá thành chiếc cà sa vá chùm vá đụp như mảnh đất quê hương.
Quê nhà từng mảnh con con
Khâu khâu vá vá đã mòn đường kim (*)
Chợt nghe một thoáng ảo ảnh gờn gợn len vào tâm thức. Kính Tâm nhắm mắt niệm câu "Nam mô A Di Đà Phật". Tức thì muôn hồng nghìn tía chợt nổi lên như bão táp, xen lẫn những hình ảnh của hồi ức trần thế. Kinh Tâm định thần cẩn niệm: "Sắc tức thị không". Bỗng thấy xa xa như có hình bóng Thiện Sĩ ai oán bước vào chùa, khóc lã người gục xuống còn thảm thiết gọi: "Kính ơi Kính. Kính ơi". Bao tình cảm thương yêu của người vợ hiền dành cho chồng chợt trào dâng. Quên sạch chăng. Rũ bỏ sạch chăng.
............................
Kính Tâm mỉm cười niệm: "Không tức thị sắc". Tức thì vạn vật bỗng dưng trong suốt, ánh sáng rạng ngời. Xa xa một cánh quạ bay lên đậu trên vai bồ tát. Cà sa rơi xuống lại hóa thành làng mạc ruộng đồng. Một vầng hào quang lóe lên vụt giữa trời xanh.
Hành trang đến cả linh hồn cũng dư (*)
Rũ khỏi nhục thể, trước ngưỡng Bồ Tát hạnh, Kính Tâm ngước lên nhìn suốt ba vạn thế giới lung linh huyền ảo.
Trông lên thiên thể bao la
Nhìn vào sâu thẳm trong ta mịt mùng
Xác thân: vạch nối đôi vùng
Khoát tay một nét: cuộn vòng càn khôn.(*)
Quay đầu nhìn lại từ trời cao, làng xóm, ruộng đồng san sát, lỗ chỗ như những mụn vá trên tấm áo. Buông một tiếng thở dài. Kính Tâm cất tay thu hình ảnh quê hương vào tay áo. Tấm kim y lộng lẫy bỗng hoá thành chiếc cà sa vá chùm vá đụp như mảnh đất quê hương.
Quê nhà từng mảnh con con
Khâu khâu vá vá đã mòn đường kim (*)
Chợt nghe một thoáng ảo ảnh gờn gợn len vào tâm thức. Kính Tâm nhắm mắt niệm câu "Nam mô A Di Đà Phật". Tức thì muôn hồng nghìn tía chợt nổi lên như bão táp, xen lẫn những hình ảnh của hồi ức trần thế. Kinh Tâm định thần cẩn niệm: "Sắc tức thị không". Bỗng thấy xa xa như có hình bóng Thiện Sĩ ai oán bước vào chùa, khóc lã người gục xuống còn thảm thiết gọi: "Kính ơi Kính. Kính ơi". Bao tình cảm thương yêu của người vợ hiền dành cho chồng chợt trào dâng. Quên sạch chăng. Rũ bỏ sạch chăng.
............................
Kính Tâm mỉm cười niệm: "Không tức thị sắc". Tức thì vạn vật bỗng dưng trong suốt, ánh sáng rạng ngời. Xa xa một cánh quạ bay lên đậu trên vai bồ tát. Cà sa rơi xuống lại hóa thành làng mạc ruộng đồng. Một vầng hào quang lóe lên vụt giữa trời xanh.
Hành trang đến cả linh hồn cũng dư (*)
khanh linh- Tổng số bài gửi : 197
Join date : 11/11/2008
Đến từ : salt lake city, utah
MỘT CÕI ĐI VỀ
MỘT CÕI ĐI VỀ- Cư sĩ Liên Hoa
Một sớm mai về, ôm vũ trụ
lỡ tay đánh mất một trời thơ
ngõ xưa, gió thoảng bên hư ảo
hờn dấu tuổi tròn, tóc xoã mơ
hỡi em ngày tháng tuổi vô cùng
bây chừ còn khép cánh ưu tư
sao không thả mộng theo hơi thở
cho ánh trăng vui nở trọn lòng…
Nguời cùng tử vẫn lang thang trên mọi góc phố của cuộc đời, bâng khuâng, tìm kiếm, soi lùng trong mọi góc tâm để tự vấn. Tuổi đã vô cùng chất chồng theo ngày tháng, gánh chứa những phiền muộn như gom cất tư lương vào chốn thâm u, góc tối cuộc đời.
Đã có bao giờ dám mạnh tay để thả những hư mộng phiền não theo hơi thở, để cho trăng tâm được nở nụ cười, thay vì cứ ôm mộng tưởng điên đảo để gán cho đó là chân thật, là hiện hữu trong siêu thực của loạn tâm. Vô lượng thế kỷ qua vẫn là cuộc trùng phùng, ngăn cách, gần gũi, xa lìa … như tiến trình mở khép của tâm, của ảo hoá (mãya).
Trên đôi tay, trong góc tâm nầy, bầu trời vẫn xanh, mây vẫn ung dung trôi chảy, chỉ còn chăng là đôi khi tâm vuốt lại tâm, xếp lại dấu xưa, để mảnh trăng tâm tròn trịa tuổi đời, làm dậy lên bao sóng gió trên mặt nổi của vùng vô thường.
Vẫn cùng nhau nhảy múa, cất tiếng hát của bé thơ, nghe lại những chắt chiu của tâm lượng, thấy trần sa trong mộng đẹp, cảm nhận chân thường trong cách di dời, chuyển động, để còn là bờ cát biển vẫn rì rào, vi vu điệu nhạc muôn thưở.
lớp lớp phù sa trường ảo mộng
trùng trùng sóng nước thấm bờ vai
có con chim nhỏ đang yên ngủ
giọt nắng vô tình, gọi gió mây...
Hãy khẽ tay vóc lên từng hạt cát đi em, có bao giờ em lắng lòng nghe được mảnh tâm tình của hạt cát trải dài theo ven biển, cát nói nhiều lắm, đa ngôn đa tình, vô thủy khứ lai nằm trân mình trước sóng gió, mưa nắng...mà chỉ có người đã từng ngồi tịch liêu, im lặng thật sâu mới nghe rõ ngọn ngành được âm thanh vi diệu vô ngôn nầy.
Hãy nắm trong tay những giọt nước của đại dương, nước của lòng, nước của cội nguồn không tướng, và để rồi, có bao giờ em hỏi “nước trong tay nhiều hay nước của đại dương rộng lớn, bao la”, vì tánh nước vẫn lộ nguồn vô thủy vô chung.
Người ta nói rằng hiểu một là hiểu được tất cả, vì vũ trụ vốn tương duyên tương sinh, vỗ đôi bàn vào nhau để có âm vang, nhưng âm thanh sẽ còn hay mất trong tiếng vỗ tay, đi đâu, về đâu?
Cho nên, vì mù mờ bước đi, dùng ngôn ngữ suy diễn, bỏ ý giữ lời, nên vô lượng tham sân si vẫn tràn đầy, những mảnh tình say ngất vẫn bừng vang, những cuồng loạn của tấm lòng vẫn như cường toan loan chảy, cháy toan những mộng đẹp kỳ diệu của đời người.
Có phải vì chúng ta thiếu sự dừng lại, chiêm nghiệm hơi thở trên từng bước chân, trên từng sớ thịt của tâm, để lặng lòng cho lớp phù sa từ nội kết toả rộng, chan hoà nuôi dưỡng tâm trên bước đường đi không bến.
Người tìm về bến, là người ra đi, người trở về là người tiếp bước, và nghịch lý của nội tâm, có phải chăng cũng là thoảng hương thơm của giáo pháp ..
Con đường mở rộng thênh thang nào phải là của các mệnh từ, những danh hiệu, được dán nhản với bao nhiêu danh xưng cao sang, quyền quí, mà chính ra phải là vuợt khỏi những rào cản, vuợt khỏi chính thực tướng của thực tại, những be bờ che chắn, như đám mây che lại ánh trăng huyền diệu, vì nếu không thì tâm vẫn còn bị vẩn đục, miên man trong trường thiên tài sắc danh thực thụy, không chính danh, chưa gọi đúng tên em trong từng một niệm vuông tròn..
"Như giữa đống rác nhớp,
Quăng bỏ trên đường lớn,
Chỗ ấy hoa sen nở,
Thơm sạch, đẹp ý người."
(Kinh Pháp cú 58. Phẩm Tâm).
Cảm nhận được tâm vô lượng trong cõi đời, tâm của bồ đề, của sự dấn thân, đối diện với tử sinh … Trong một bài viết ngắn, tôi tạm gọi là “Ông Phật nhỏ” của những hành giả trên đường đi về, gọi cõi vô thường:
“Sự xuất hiện của Đức Từ phụ đã đánh thức nhân loại trong chiều sâu giấc ngủ vô minh. Nhưng cũng từ đó, bên cạnh những người đầy đủ nhân duyên nhận rõ Chân tính nơi mình đã nối bước chân giác ngộ; thì cũng có những người lăng xăng chạy đi tìm Phật? Phật ở đâu? và quên rằng Phật chính là tâm của mình khi không còn bóng dáng của bụi trần che lấp."
Đức Phật của mỗi người không có “trụ xứ” mà tùy tâm thị hiện. Thành Phật có nghĩa là: Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Cho nên, không một đức Phật nào không cứu độ chúng sinh và không một người con Phật nào (Phật nhỏ) là không cưu mang lòng từ đến với mình và các loại.
Bài thơ nầy ghi lại cảm xúc về những con người “trên cầu Phật pháp, dưới hóa độ chúng sinh”. Lăn tăn sóng nước, gió thổi rung rinh... chỉ là những điệu nhạc du dương, êm dịu là tươi đẹp cuộc đời, nhưng tòa ngồi “rỗng không” hay nhận thức rõ “tính không” của vạn pháp, thì không có gì có thể ràng buộc được hành giả trên con đường đại nguyện.
ÔNG PHẬT NHỎ
Này ông Phật nhỏ
ngồi trên lá sen
lăn tăn sóng nước
miệng vẫn mỉm cười
Này người Phật nhỏ
ngồi trên cành sen
gió thổi rung rinh
an nhiên tự tại
Này ông Phật nhỏ
ngồi trên tòa sen
nguyện cứu muôn loài
nên chưa thành Phật
Sen hồng vẫn nở
lửa cháy ngập trời
còn nước mắt khổ
tòa ngồi rỗng không….
(24.11.2000).
Trong thời gian còn làm tại Y tế, tôi có quen với Bác Đinh văn Tuấn tức thi sĩ Tuấn Anh, cũng là nhà Tử vi học, là bệnh nhân của tôi. Một lần, Bác nhìn gương mặt tôi dò xét, suy nghĩ lâu lắm và sau đó, viết tặng tôi 2 câu thơ:
“Trần gian một kiếp cầu thanh thản
tục lụy trăm năm, trả gió sương…”
Tôi đã mang hai câu thơ nầy trong tôi như một hệ lụy tất yếu, cố vùng vẫy ra để bước ra, nhưng có lẽ vì nghiệp dĩ sâu dày, nên bước chân đi vẫn còn luôn bị quờ quạng.
Cuộc đời ai là không muốn được an nhàn, thảnh thơi, rong chơi trong cõi tử sinh, như “thần thông du hý”, nhưng đã mang lấy kiếp của con người, mỗi người trên bước đường đi trong cuộc sống là đáp số của những hệ lụy đã qua tác động đến và là ấn số cho những bước kế tiếp… do chính người đó tạo ra, dù vô tình hay hữu ý, trong cuộc đời nầy.
"Như từ một đống hoa,
Nhiều tràng hoa được làm.
Cũng vậy, thân sanh tử,
Làm được nhiều việc lành."
(Pháp cú 53)
Mỗi người tùy theo hoàn cảnh, môi trường, địa vị, kiến thức, tri thức v.v… của mình, để trả nợ cho gió sương, dù muốn hay không. Có những hạt sương mê mờ, vướng bận, oan trái, nặng nề như hòn núi, làm cho đời sống con người rơi vào những bất hạnh, khổ đau, trở thành gánh nặng cho con người, xã hội hoặc có thể gây nguy hại to lớn cho đời sống nhân sinh; nhưng, cũng có những hạt sương rơi đẹp lạ lùng trong trời đất, tô điểm thêm cho đời sống con người có ý nghiã đóng góp, hy sinh, hiến tặng cho nhân loại những giá trị nhân bản đích thực.
Nói đến hạt sương rơi, nói đến cơn gió phù du, cũng là nói đến những sợi vô thường trong cuộc sống, nhưng qua đó, lại có sự thể hiện tánh chân thường tuyệt đẹp, trực tâm, sống thực, nằm sau bức màn ảo hoá, duyên sinh.
Vâng, còn nước mắt khổ, toà ngồi rỗng không. Đạo Phật là đạo của dấn thân vì sự khổ của chính mình và của con người, vì không có sự đau khổ, sẽ không có đạo Phật xuất hiện, chỉ đường thoát khổ. Những Ông Phật nhỏ, những người mang lý tưởng, tình yêu, tuổi trẻ đi vào đời, vẫn mang trên vai chí nguyện làm lợi ích cho người.
Mây vờn đỉnh núi phiêu bồng
Trăm năm tô lại cánh thơ tuổi hồng
nằm nghe hơi thở phù vân
bên sân ngỏ trước, bồng bềnh nắng mai
sáng ra, mở cửa tìm thơ
ồ hay em đã mang trăng đâu rồi
ta đi tìm lại gói mơ
luân hồi vẽ lại mảnh tình thưở xưa
đất men tình tự con người
hữu sinh nên cỡi mây trời mênh mông
trong tâm điểm chấm sen hồng
người vào lạc chốn, nổi lòng hư không
nơi vườn khuất lối nhân sinh
lời kinh năm ấy, gối mơ em nằm
hiu hiu gió cuốn tờ kinh
còn chăng một chữ chân không hữu tình..
Hỡi tuổi trẻ và lý tưởng của tôi, đã có những ngày, những năm tháng ôm hoài bão làm được gì đó cho cuộc đời, qua tấm lòng, qua những sở hữu của tâm và vật, của kiến thức, tri thức, từ thiện xã hội v.v… được bồi đắp và cưu mang; nhưng có phải một lúc nào đó, nhìn lại, quán chiếu lại, chúng ta lại nhìn thấy những lời đó, mộng ước đó thật là hư ảo, vì chứa đựng trong nội dung là những tham vọng, những ưu tư vị kỷ, vun đắp thêm những sở hữu cho chính mình… dù rằng ở bên ngoài được tô son vẽ phấn thật đẹp, thật quyến rũ… với những mỹ từ thật kêu.
Càng có tiếng vang, càng sở hữu nhiều, cành nhiều danh vọng, cũng là lúc chứa đựng trong nội hàm của bỉ thử, nhân ngã… thành hình, mà nhiều khi vì quá vi tế, khó nhận được ra và đó cũng là “phiền não chướng và sở tri chướng” làm ngăn cản đường dấn thân chân thật.
Nếu có một lần nào đó, được hữu duyên, chúng ta tiếp cận với đạo Phật- nơi đó có gia tài tâm linh vô giá của đức Phật, được Thầy Tổ gìn giữ, “truyền đăng tục diệm” và trao truyền lại. Gia bảo đó không nằm ngoài nơi đâu, nhưng chính trong lòng bàn tay huyền diệu, trong thân tâm của chúng ta.
Hãy khám phá, khai thác kho tàng đó, áp dụng vào đời sống, đem lý tưởng từng cưu mang cần trui luyện, tu tập và chuyển hoá theo tinh thần của Ba Pháp Ấn hay Ba Pháp Môn Giải Thoát “Khổ - Không – Vô Thường Vô Ngã”, thì chắc chắn rằng, lý tưởng của chúng ta sẽ khác, sẽ hồi sinh, vững trải, trực tâm và có nội dung phong phú, súc tích vô cùng có thể giúp ích cho mình và người một cách thiết thực, vì con đường của lý tưởng là con đường của từ bỏ và nơi đó, không còn là những bỉ thử thường tình, mà là một tấm lòng mở rộng..
Ánh trăng sẽ hiện rõ ở bất cứ nơi nào có nước, bầu trời sẽ rộng bao la khi không có áng mây (Thiên giang hữu thũy, thiên giang nguyệt. Vạn lý vô vân, vạn lý thiên) như câu nói nào đó đã diễn tả đủ bản chất của nội tâm.
Hỡi tình yêu của tôi, tưởng đã ngủ yên cùng năm tháng, dại khờ như sỏi đá, nằm yên bất động thiên thu với những khối tình say. Nhưng, đạo Phật đã vực đánh thức dậy, trong buổi sáng hôm nào đó, trong một khoảng thời gian nào đó, đã chín mùi, đã trưởng thành, nhìn rõ mặt mũi cội nguồn xưa, chất xám của hữu tình bao la, phổ quát…
Những bước chân của tình yêu là bước chân dẫm chắc trên đại địa của tâm không hoen ố, của không tánh để mở rộng cả bầu trời, không gian vô tân. Tình yêu được nhân lên sau bao sóng gió, giông tố, nghịch cảnh, của cuộc đời như lẽ thường, trưởng thành từ lý tưởng dấn thân, chia sẻ, cảm thông, đem chính mình làm ích lợi cho mình và người.
Không có sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và không được tưới tẩm qua giáo pháp vị tha, từ bi, trí tuệ .. thì tình yêu, lý tưởng và tuổi trẻ đó chỉ là lời nói vô hồn vô nghĩa, không có giá trị đóng góp cho chính mình, huống gì là cho con người.
Có phải ở một lúc nào đó, thời gian nào đây, chúng ta từng sợ, sợ những hão huyền bay mất, sợ những mông lung của cuộc đời, bắt gặp nhau như màu hoa phấn bay khắp mọi nơi, mong gói ghém nhau lại trong tình say, tình si, với con tim run rẩy..
Sao không để cho muôn vàn cánh hạc đẹp của tình yêu tung bay lên bầu trời, để sự sợ hãi chỉ là một dấu chấm dĩ vãng của nội kết, để đến với nhau trong tinh thần khác, biết yêu thương thực sự với sự kỳ diệu trong tâm…
Em thật nhẹ, chỉ sợ tình bay mất
sợ mùi hương bảng lảng ở đâu đây
sợ những lúc hờn nhau trong ước vọng
sợ mây trời không đủ che nắng mưa
sợ nổi nhớ bỗng tròn to bằng vũ trụ
sợ vụng chân, vấp ngả ở lưng trời
sợ tay nắm tự buông lơi từ vạn cổ
sợ sát na, mà cứ ngỡ thiên thu…..
Con đường của Phổ Môn là cánh cửa dung thông, tự tại, vô úy, không sợ hãi, thong dong trên thực tại của tâm mở rộng, biên giới của vị ngã sụp đổ, còn chăng là tấm lòng. Chúng ta hãy mang tấm lòng chân thành đó để cho và vì con người như hạnh nguyện của Bồ tát Quán thế Âm trong hạnh lắng nghe và chia sẻ.
Bộ Kinh Phổ Môn là Bộ kinh mà tôi đọc mỗi ngày, được tìm gặp, có duyên khi tuổi trẻ, lý tưởng và tình yêu có nhiều nổi dại khờ, và đem áp dụng trong đời sống. Lạ lùng thay, từ nơi đâu đó, tự nhìn được tình yêu bao la của Ngài trong các cõi. Không chỉ có trong thất nạn, nhị cầu, tam thập nhị ứng… vì ngàn mắt ngàn tay, đã là biểu trưng, biểu tượng chân thật cho tình thương bao là của Ngài, vì sự khổ con người mà hoá thân ứng hiện, cứu khổ, cùng khắp.
Đó cũng là tinh thần sống động của Phật giáo ứng hoá thân vì con người và cũng là nét đặc thù của Mật giáo, qua tình yêu thương vi diệu nầy, do sự “ chuyển y” đến từ tâm bồ đề. Là người con Phật, chúng ta ra sao, làm được gì và mỗi người tự trả lời câu hỏi nầy cho chính mình?
"Hương các loại hoa thơm
Không ngược bay chiều gió
Nhưng hương người đức hạnh
Ngược gió khắp tung bay
Chỉ có bậc chân nhân
Tỏa khắp mọi phương trời"
(Pháp cú 54)
Trăng hôm nay đẹp quá. Gương mặt son tươi, mát mẻ, sáng chói trên bầu trời của đêm Rằm tháng Tám. Trong căn phòng khách, ngồi bệt dưới đất, bên chiếc bàn tròn bằng thủy tinh, thay vì ngồi xếp bằng, nhưng ai cũng sải chân ra cho thoải mái. Buổi Thiền trà hôm nay chỉ vỏn vẹn có ba người. Mở cửa sổ cho trăng rọi vào, để nhìn thấy mặt mũi của trăng đêm, lắng nghe tiếng trăng ca hát, nhẹ nhàng.
Những chung trà ấm được rót đầy, làn khói nóng trong veo lan toả, hương trà ngào ngạt, bay lãng đãng, đem lại cho không gian một nét đẹp lạ kỳ. Bánh trung thu gồm nhiều loại được cắt ra chia đều, đặt trên dĩa nhỏ.
Thưởng thức bánh, cảm thấy hương bánh được dùng vào đúng dịp, đúng lúc sao mà thơm ngon quá.
Chúng tôi nói với nhau về các câu chuyện đạo, về tôn giáo tỉ giáo, về giáo lý tính không, luân hồi và chút nào đó, có thơ văn … Không gian như mở rộng ra, thời gian thì vắn lại, thoáng chốc đã gần ba tiếng đồng hồ trôi qua …
Vẫn biết rằng, như Kinh thường nói: “tất cả kinh điển của Đức Phật như ngón tay chỉ mặt trăng” (nhất thiết tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ).
Mỗi người trên bước đường đời, bước chân trên cõi nhân sinh vỏn vẹn nhiều lắm là có trăm năm, so với thời gian dài vô tận, và chiếm một vị trí nhỏ nhoi trong không gian bao la. Nhưng, mọi người đều mong mỏi, ao ước được hạnh phúc, đạt được Chân Thiện Mỹ trong đời sống, và làm được gì đó, có ý nghiã cho mình và xã hội, con người.
Bước chân đi và trở thành thánh thiện là bước chân dẫm trên mảnh đất trong hiện tại, bây giờ, ở đây, vì đó là sự sống- nơi không có quá khứ, vị lai mà chỉ có hiện tại. Hiện tại là chúng tôi đang ngồi đây, nói về và nói đến trăng, nói về tâm, một hình ảnh quả đẹp lạ lùng, không thể diễn tả được. Lòng cảm khải dâng trào...
Người ngồi gọi ánh trăng xưa
trong chung trà nóng lung linh ánh vàng..
Trăng thì vằng vặc trên cao, trên bầu trời, sáng đẹp. Nhưng, trăng của tấm lòng, của chân tâm, thật là gần gũi, bình dị, trong sáng, thanh tịnh, không một gợn sóng mây dù là qua bao nhiêu vật đổi sao dời, dù là trải qua vô tận số kiếp trong sáu nẻo trầm luân, dù là thay muôn hình vạn trạng, nhưng ánh trăng đó vẫn còn hằng sáng, lung linh vi diệu, vì đó là sự sống …, chỉ cần chúng ta quay đầu, tìm đến cõi đi về...
Mượn đêm trăng Rằm tháng Tám, mượn lời thơ văn, với lòng thành, thanh tịnh, nâng chung trà nóng hôm nay, giờ nầy, để thưởng thức như uống cả ba ngàn cõi đại thiên, uống cả ba thời quá khứ hiện tại và vị lai, thấy được mảnh trăng tâm thật đẹp ẩn hiện, sáng ngời trong chung trà …
Xin được mạn phép kính dâng tất cả mọi người chung trà nầy, như một tấm lòng quí kính, chia sẻ …
Đêm Trung Thu
Viết xong ngày 22.09.2010
Nguồn: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-118_4-5790_5-50_6-1_17-4_14-1_15-1/
Một sớm mai về, ôm vũ trụ
lỡ tay đánh mất một trời thơ
ngõ xưa, gió thoảng bên hư ảo
hờn dấu tuổi tròn, tóc xoã mơ
hỡi em ngày tháng tuổi vô cùng
bây chừ còn khép cánh ưu tư
sao không thả mộng theo hơi thở
cho ánh trăng vui nở trọn lòng…
Nguời cùng tử vẫn lang thang trên mọi góc phố của cuộc đời, bâng khuâng, tìm kiếm, soi lùng trong mọi góc tâm để tự vấn. Tuổi đã vô cùng chất chồng theo ngày tháng, gánh chứa những phiền muộn như gom cất tư lương vào chốn thâm u, góc tối cuộc đời.
Đã có bao giờ dám mạnh tay để thả những hư mộng phiền não theo hơi thở, để cho trăng tâm được nở nụ cười, thay vì cứ ôm mộng tưởng điên đảo để gán cho đó là chân thật, là hiện hữu trong siêu thực của loạn tâm. Vô lượng thế kỷ qua vẫn là cuộc trùng phùng, ngăn cách, gần gũi, xa lìa … như tiến trình mở khép của tâm, của ảo hoá (mãya).
Trên đôi tay, trong góc tâm nầy, bầu trời vẫn xanh, mây vẫn ung dung trôi chảy, chỉ còn chăng là đôi khi tâm vuốt lại tâm, xếp lại dấu xưa, để mảnh trăng tâm tròn trịa tuổi đời, làm dậy lên bao sóng gió trên mặt nổi của vùng vô thường.
Vẫn cùng nhau nhảy múa, cất tiếng hát của bé thơ, nghe lại những chắt chiu của tâm lượng, thấy trần sa trong mộng đẹp, cảm nhận chân thường trong cách di dời, chuyển động, để còn là bờ cát biển vẫn rì rào, vi vu điệu nhạc muôn thưở.
lớp lớp phù sa trường ảo mộng
trùng trùng sóng nước thấm bờ vai
có con chim nhỏ đang yên ngủ
giọt nắng vô tình, gọi gió mây...
Hãy khẽ tay vóc lên từng hạt cát đi em, có bao giờ em lắng lòng nghe được mảnh tâm tình của hạt cát trải dài theo ven biển, cát nói nhiều lắm, đa ngôn đa tình, vô thủy khứ lai nằm trân mình trước sóng gió, mưa nắng...mà chỉ có người đã từng ngồi tịch liêu, im lặng thật sâu mới nghe rõ ngọn ngành được âm thanh vi diệu vô ngôn nầy.
Hãy nắm trong tay những giọt nước của đại dương, nước của lòng, nước của cội nguồn không tướng, và để rồi, có bao giờ em hỏi “nước trong tay nhiều hay nước của đại dương rộng lớn, bao la”, vì tánh nước vẫn lộ nguồn vô thủy vô chung.
Người ta nói rằng hiểu một là hiểu được tất cả, vì vũ trụ vốn tương duyên tương sinh, vỗ đôi bàn vào nhau để có âm vang, nhưng âm thanh sẽ còn hay mất trong tiếng vỗ tay, đi đâu, về đâu?
Cho nên, vì mù mờ bước đi, dùng ngôn ngữ suy diễn, bỏ ý giữ lời, nên vô lượng tham sân si vẫn tràn đầy, những mảnh tình say ngất vẫn bừng vang, những cuồng loạn của tấm lòng vẫn như cường toan loan chảy, cháy toan những mộng đẹp kỳ diệu của đời người.
Có phải vì chúng ta thiếu sự dừng lại, chiêm nghiệm hơi thở trên từng bước chân, trên từng sớ thịt của tâm, để lặng lòng cho lớp phù sa từ nội kết toả rộng, chan hoà nuôi dưỡng tâm trên bước đường đi không bến.
Người tìm về bến, là người ra đi, người trở về là người tiếp bước, và nghịch lý của nội tâm, có phải chăng cũng là thoảng hương thơm của giáo pháp ..
Con đường mở rộng thênh thang nào phải là của các mệnh từ, những danh hiệu, được dán nhản với bao nhiêu danh xưng cao sang, quyền quí, mà chính ra phải là vuợt khỏi những rào cản, vuợt khỏi chính thực tướng của thực tại, những be bờ che chắn, như đám mây che lại ánh trăng huyền diệu, vì nếu không thì tâm vẫn còn bị vẩn đục, miên man trong trường thiên tài sắc danh thực thụy, không chính danh, chưa gọi đúng tên em trong từng một niệm vuông tròn..
"Như giữa đống rác nhớp,
Quăng bỏ trên đường lớn,
Chỗ ấy hoa sen nở,
Thơm sạch, đẹp ý người."
(Kinh Pháp cú 58. Phẩm Tâm).
Cảm nhận được tâm vô lượng trong cõi đời, tâm của bồ đề, của sự dấn thân, đối diện với tử sinh … Trong một bài viết ngắn, tôi tạm gọi là “Ông Phật nhỏ” của những hành giả trên đường đi về, gọi cõi vô thường:
“Sự xuất hiện của Đức Từ phụ đã đánh thức nhân loại trong chiều sâu giấc ngủ vô minh. Nhưng cũng từ đó, bên cạnh những người đầy đủ nhân duyên nhận rõ Chân tính nơi mình đã nối bước chân giác ngộ; thì cũng có những người lăng xăng chạy đi tìm Phật? Phật ở đâu? và quên rằng Phật chính là tâm của mình khi không còn bóng dáng của bụi trần che lấp."
Đức Phật của mỗi người không có “trụ xứ” mà tùy tâm thị hiện. Thành Phật có nghĩa là: Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Cho nên, không một đức Phật nào không cứu độ chúng sinh và không một người con Phật nào (Phật nhỏ) là không cưu mang lòng từ đến với mình và các loại.
Bài thơ nầy ghi lại cảm xúc về những con người “trên cầu Phật pháp, dưới hóa độ chúng sinh”. Lăn tăn sóng nước, gió thổi rung rinh... chỉ là những điệu nhạc du dương, êm dịu là tươi đẹp cuộc đời, nhưng tòa ngồi “rỗng không” hay nhận thức rõ “tính không” của vạn pháp, thì không có gì có thể ràng buộc được hành giả trên con đường đại nguyện.
ÔNG PHẬT NHỎ
Này ông Phật nhỏ
ngồi trên lá sen
lăn tăn sóng nước
miệng vẫn mỉm cười
Này người Phật nhỏ
ngồi trên cành sen
gió thổi rung rinh
an nhiên tự tại
Này ông Phật nhỏ
ngồi trên tòa sen
nguyện cứu muôn loài
nên chưa thành Phật
Sen hồng vẫn nở
lửa cháy ngập trời
còn nước mắt khổ
tòa ngồi rỗng không….
(24.11.2000).
Trong thời gian còn làm tại Y tế, tôi có quen với Bác Đinh văn Tuấn tức thi sĩ Tuấn Anh, cũng là nhà Tử vi học, là bệnh nhân của tôi. Một lần, Bác nhìn gương mặt tôi dò xét, suy nghĩ lâu lắm và sau đó, viết tặng tôi 2 câu thơ:
“Trần gian một kiếp cầu thanh thản
tục lụy trăm năm, trả gió sương…”
Tôi đã mang hai câu thơ nầy trong tôi như một hệ lụy tất yếu, cố vùng vẫy ra để bước ra, nhưng có lẽ vì nghiệp dĩ sâu dày, nên bước chân đi vẫn còn luôn bị quờ quạng.
Cuộc đời ai là không muốn được an nhàn, thảnh thơi, rong chơi trong cõi tử sinh, như “thần thông du hý”, nhưng đã mang lấy kiếp của con người, mỗi người trên bước đường đi trong cuộc sống là đáp số của những hệ lụy đã qua tác động đến và là ấn số cho những bước kế tiếp… do chính người đó tạo ra, dù vô tình hay hữu ý, trong cuộc đời nầy.
"Như từ một đống hoa,
Nhiều tràng hoa được làm.
Cũng vậy, thân sanh tử,
Làm được nhiều việc lành."
(Pháp cú 53)
Mỗi người tùy theo hoàn cảnh, môi trường, địa vị, kiến thức, tri thức v.v… của mình, để trả nợ cho gió sương, dù muốn hay không. Có những hạt sương mê mờ, vướng bận, oan trái, nặng nề như hòn núi, làm cho đời sống con người rơi vào những bất hạnh, khổ đau, trở thành gánh nặng cho con người, xã hội hoặc có thể gây nguy hại to lớn cho đời sống nhân sinh; nhưng, cũng có những hạt sương rơi đẹp lạ lùng trong trời đất, tô điểm thêm cho đời sống con người có ý nghiã đóng góp, hy sinh, hiến tặng cho nhân loại những giá trị nhân bản đích thực.
Nói đến hạt sương rơi, nói đến cơn gió phù du, cũng là nói đến những sợi vô thường trong cuộc sống, nhưng qua đó, lại có sự thể hiện tánh chân thường tuyệt đẹp, trực tâm, sống thực, nằm sau bức màn ảo hoá, duyên sinh.
Vâng, còn nước mắt khổ, toà ngồi rỗng không. Đạo Phật là đạo của dấn thân vì sự khổ của chính mình và của con người, vì không có sự đau khổ, sẽ không có đạo Phật xuất hiện, chỉ đường thoát khổ. Những Ông Phật nhỏ, những người mang lý tưởng, tình yêu, tuổi trẻ đi vào đời, vẫn mang trên vai chí nguyện làm lợi ích cho người.
Mây vờn đỉnh núi phiêu bồng
Trăm năm tô lại cánh thơ tuổi hồng
nằm nghe hơi thở phù vân
bên sân ngỏ trước, bồng bềnh nắng mai
sáng ra, mở cửa tìm thơ
ồ hay em đã mang trăng đâu rồi
ta đi tìm lại gói mơ
luân hồi vẽ lại mảnh tình thưở xưa
đất men tình tự con người
hữu sinh nên cỡi mây trời mênh mông
trong tâm điểm chấm sen hồng
người vào lạc chốn, nổi lòng hư không
nơi vườn khuất lối nhân sinh
lời kinh năm ấy, gối mơ em nằm
hiu hiu gió cuốn tờ kinh
còn chăng một chữ chân không hữu tình..
Hỡi tuổi trẻ và lý tưởng của tôi, đã có những ngày, những năm tháng ôm hoài bão làm được gì đó cho cuộc đời, qua tấm lòng, qua những sở hữu của tâm và vật, của kiến thức, tri thức, từ thiện xã hội v.v… được bồi đắp và cưu mang; nhưng có phải một lúc nào đó, nhìn lại, quán chiếu lại, chúng ta lại nhìn thấy những lời đó, mộng ước đó thật là hư ảo, vì chứa đựng trong nội dung là những tham vọng, những ưu tư vị kỷ, vun đắp thêm những sở hữu cho chính mình… dù rằng ở bên ngoài được tô son vẽ phấn thật đẹp, thật quyến rũ… với những mỹ từ thật kêu.
Càng có tiếng vang, càng sở hữu nhiều, cành nhiều danh vọng, cũng là lúc chứa đựng trong nội hàm của bỉ thử, nhân ngã… thành hình, mà nhiều khi vì quá vi tế, khó nhận được ra và đó cũng là “phiền não chướng và sở tri chướng” làm ngăn cản đường dấn thân chân thật.
Nếu có một lần nào đó, được hữu duyên, chúng ta tiếp cận với đạo Phật- nơi đó có gia tài tâm linh vô giá của đức Phật, được Thầy Tổ gìn giữ, “truyền đăng tục diệm” và trao truyền lại. Gia bảo đó không nằm ngoài nơi đâu, nhưng chính trong lòng bàn tay huyền diệu, trong thân tâm của chúng ta.
Hãy khám phá, khai thác kho tàng đó, áp dụng vào đời sống, đem lý tưởng từng cưu mang cần trui luyện, tu tập và chuyển hoá theo tinh thần của Ba Pháp Ấn hay Ba Pháp Môn Giải Thoát “Khổ - Không – Vô Thường Vô Ngã”, thì chắc chắn rằng, lý tưởng của chúng ta sẽ khác, sẽ hồi sinh, vững trải, trực tâm và có nội dung phong phú, súc tích vô cùng có thể giúp ích cho mình và người một cách thiết thực, vì con đường của lý tưởng là con đường của từ bỏ và nơi đó, không còn là những bỉ thử thường tình, mà là một tấm lòng mở rộng..
Ánh trăng sẽ hiện rõ ở bất cứ nơi nào có nước, bầu trời sẽ rộng bao la khi không có áng mây (Thiên giang hữu thũy, thiên giang nguyệt. Vạn lý vô vân, vạn lý thiên) như câu nói nào đó đã diễn tả đủ bản chất của nội tâm.
Hỡi tình yêu của tôi, tưởng đã ngủ yên cùng năm tháng, dại khờ như sỏi đá, nằm yên bất động thiên thu với những khối tình say. Nhưng, đạo Phật đã vực đánh thức dậy, trong buổi sáng hôm nào đó, trong một khoảng thời gian nào đó, đã chín mùi, đã trưởng thành, nhìn rõ mặt mũi cội nguồn xưa, chất xám của hữu tình bao la, phổ quát…
Những bước chân của tình yêu là bước chân dẫm chắc trên đại địa của tâm không hoen ố, của không tánh để mở rộng cả bầu trời, không gian vô tân. Tình yêu được nhân lên sau bao sóng gió, giông tố, nghịch cảnh, của cuộc đời như lẽ thường, trưởng thành từ lý tưởng dấn thân, chia sẻ, cảm thông, đem chính mình làm ích lợi cho mình và người.
Không có sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và không được tưới tẩm qua giáo pháp vị tha, từ bi, trí tuệ .. thì tình yêu, lý tưởng và tuổi trẻ đó chỉ là lời nói vô hồn vô nghĩa, không có giá trị đóng góp cho chính mình, huống gì là cho con người.
Có phải ở một lúc nào đó, thời gian nào đây, chúng ta từng sợ, sợ những hão huyền bay mất, sợ những mông lung của cuộc đời, bắt gặp nhau như màu hoa phấn bay khắp mọi nơi, mong gói ghém nhau lại trong tình say, tình si, với con tim run rẩy..
Sao không để cho muôn vàn cánh hạc đẹp của tình yêu tung bay lên bầu trời, để sự sợ hãi chỉ là một dấu chấm dĩ vãng của nội kết, để đến với nhau trong tinh thần khác, biết yêu thương thực sự với sự kỳ diệu trong tâm…
Em thật nhẹ, chỉ sợ tình bay mất
sợ mùi hương bảng lảng ở đâu đây
sợ những lúc hờn nhau trong ước vọng
sợ mây trời không đủ che nắng mưa
sợ nổi nhớ bỗng tròn to bằng vũ trụ
sợ vụng chân, vấp ngả ở lưng trời
sợ tay nắm tự buông lơi từ vạn cổ
sợ sát na, mà cứ ngỡ thiên thu…..
Con đường của Phổ Môn là cánh cửa dung thông, tự tại, vô úy, không sợ hãi, thong dong trên thực tại của tâm mở rộng, biên giới của vị ngã sụp đổ, còn chăng là tấm lòng. Chúng ta hãy mang tấm lòng chân thành đó để cho và vì con người như hạnh nguyện của Bồ tát Quán thế Âm trong hạnh lắng nghe và chia sẻ.
Bộ Kinh Phổ Môn là Bộ kinh mà tôi đọc mỗi ngày, được tìm gặp, có duyên khi tuổi trẻ, lý tưởng và tình yêu có nhiều nổi dại khờ, và đem áp dụng trong đời sống. Lạ lùng thay, từ nơi đâu đó, tự nhìn được tình yêu bao la của Ngài trong các cõi. Không chỉ có trong thất nạn, nhị cầu, tam thập nhị ứng… vì ngàn mắt ngàn tay, đã là biểu trưng, biểu tượng chân thật cho tình thương bao là của Ngài, vì sự khổ con người mà hoá thân ứng hiện, cứu khổ, cùng khắp.
Đó cũng là tinh thần sống động của Phật giáo ứng hoá thân vì con người và cũng là nét đặc thù của Mật giáo, qua tình yêu thương vi diệu nầy, do sự “ chuyển y” đến từ tâm bồ đề. Là người con Phật, chúng ta ra sao, làm được gì và mỗi người tự trả lời câu hỏi nầy cho chính mình?
"Hương các loại hoa thơm
Không ngược bay chiều gió
Nhưng hương người đức hạnh
Ngược gió khắp tung bay
Chỉ có bậc chân nhân
Tỏa khắp mọi phương trời"
(Pháp cú 54)
Trăng hôm nay đẹp quá. Gương mặt son tươi, mát mẻ, sáng chói trên bầu trời của đêm Rằm tháng Tám. Trong căn phòng khách, ngồi bệt dưới đất, bên chiếc bàn tròn bằng thủy tinh, thay vì ngồi xếp bằng, nhưng ai cũng sải chân ra cho thoải mái. Buổi Thiền trà hôm nay chỉ vỏn vẹn có ba người. Mở cửa sổ cho trăng rọi vào, để nhìn thấy mặt mũi của trăng đêm, lắng nghe tiếng trăng ca hát, nhẹ nhàng.
Những chung trà ấm được rót đầy, làn khói nóng trong veo lan toả, hương trà ngào ngạt, bay lãng đãng, đem lại cho không gian một nét đẹp lạ kỳ. Bánh trung thu gồm nhiều loại được cắt ra chia đều, đặt trên dĩa nhỏ.
Thưởng thức bánh, cảm thấy hương bánh được dùng vào đúng dịp, đúng lúc sao mà thơm ngon quá.
Chúng tôi nói với nhau về các câu chuyện đạo, về tôn giáo tỉ giáo, về giáo lý tính không, luân hồi và chút nào đó, có thơ văn … Không gian như mở rộng ra, thời gian thì vắn lại, thoáng chốc đã gần ba tiếng đồng hồ trôi qua …
Vẫn biết rằng, như Kinh thường nói: “tất cả kinh điển của Đức Phật như ngón tay chỉ mặt trăng” (nhất thiết tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ).
Mỗi người trên bước đường đời, bước chân trên cõi nhân sinh vỏn vẹn nhiều lắm là có trăm năm, so với thời gian dài vô tận, và chiếm một vị trí nhỏ nhoi trong không gian bao la. Nhưng, mọi người đều mong mỏi, ao ước được hạnh phúc, đạt được Chân Thiện Mỹ trong đời sống, và làm được gì đó, có ý nghiã cho mình và xã hội, con người.
Bước chân đi và trở thành thánh thiện là bước chân dẫm trên mảnh đất trong hiện tại, bây giờ, ở đây, vì đó là sự sống- nơi không có quá khứ, vị lai mà chỉ có hiện tại. Hiện tại là chúng tôi đang ngồi đây, nói về và nói đến trăng, nói về tâm, một hình ảnh quả đẹp lạ lùng, không thể diễn tả được. Lòng cảm khải dâng trào...
Người ngồi gọi ánh trăng xưa
trong chung trà nóng lung linh ánh vàng..
Trăng thì vằng vặc trên cao, trên bầu trời, sáng đẹp. Nhưng, trăng của tấm lòng, của chân tâm, thật là gần gũi, bình dị, trong sáng, thanh tịnh, không một gợn sóng mây dù là qua bao nhiêu vật đổi sao dời, dù là trải qua vô tận số kiếp trong sáu nẻo trầm luân, dù là thay muôn hình vạn trạng, nhưng ánh trăng đó vẫn còn hằng sáng, lung linh vi diệu, vì đó là sự sống …, chỉ cần chúng ta quay đầu, tìm đến cõi đi về...
Mượn đêm trăng Rằm tháng Tám, mượn lời thơ văn, với lòng thành, thanh tịnh, nâng chung trà nóng hôm nay, giờ nầy, để thưởng thức như uống cả ba ngàn cõi đại thiên, uống cả ba thời quá khứ hiện tại và vị lai, thấy được mảnh trăng tâm thật đẹp ẩn hiện, sáng ngời trong chung trà …
Xin được mạn phép kính dâng tất cả mọi người chung trà nầy, như một tấm lòng quí kính, chia sẻ …
Đêm Trung Thu
Viết xong ngày 22.09.2010
Nguồn: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-118_4-5790_5-50_6-1_17-4_14-1_15-1/
Minh Châu- Tổng số bài gửi : 137
Join date : 10/11/2008
Đến từ : TP.Ho Chi Minh-Viet Nam
KHÔNG CÓ THỜI GIAN GIÀ
KHÔNG CÓ THỜI GIAN GIÀ
Đại Trí đại đệ tử của thiền sư Phật Quang ra ngoài tham học ba mươi năm sau trở về, Đại Trí kể lại cho Thiền sư Phật Quang nghe về quá trình ra ngoài tham học của mình, sau đó hỏi:
- Sư phụ ba mươi năm nay vẫn khoẻ chứ?
Thiền sư Phật Quang đáp:
- Ta rất khoẻ, hàng ngày bơi trong bể pháp, viết kinh, thuyết pháp, cuộc sống không có gì vui bằng.
Đại Trí nói vẻ quan tâm:
- Sự phụ nên nghỉ ngơi một thời gian.
Đêm đã khuya, Thiền sư Phật Quang nói với Đại Trí:
- Con đi nghỉ ngơi đi, có gì chúng ta từ từ nói sau.
Đến gần sáng, Đại Trí đang ngủ, lại nghe tiếng gõ mõ tụng kinh ở trong phòng thiền của Thiền sư Phật Quang vọng ra. Ban ngày, Thiền sư Phật Quang vẫn đón tiếp những tín đồ đến lễ Phật, thuyết giảng Phật pháp, không một chút mệt mỏi.
Đại Trí nói với Thiền sư Phật Quang:
- Sư phụ! Ba mươi năm nay, cuộc sống hàng ngày của sư phụ vẫn bận rộn như thế, sao không cảm thấy sư phụ già chút nào?
Thiền sư Phật Quang đáp:
- Ta không có thời gian để cảm thấy già.
“Không có thời gian già”, câu nói ấy về sau vẫn cứ luôn vọng ở bên tai Đại Trí.
* THIỀN NGỘ: Ở đời, có người còn rất trẻ, nhưng tâm lực suy kiệt, cảm thấy mình đã già; có người tuổi đã cao, nhưng tinh lực vẫn sung mãn, không cảm thấy mình già. “Không có thời gian già”, tức trong lòng không có quan niệm già. Cũng giống như Khổng Tử nói: “Làm người, phát phẫn mà quên ăn, vui đến độ quên lo, không biết tuổi già sắp đến vậy”.
(Nguồn: Thiền Ngộ, tác giả Thanh Phong, Nxb Phương Đông, năm 2010, trang 110-
Đại Trí đại đệ tử của thiền sư Phật Quang ra ngoài tham học ba mươi năm sau trở về, Đại Trí kể lại cho Thiền sư Phật Quang nghe về quá trình ra ngoài tham học của mình, sau đó hỏi:
- Sư phụ ba mươi năm nay vẫn khoẻ chứ?
Thiền sư Phật Quang đáp:
- Ta rất khoẻ, hàng ngày bơi trong bể pháp, viết kinh, thuyết pháp, cuộc sống không có gì vui bằng.
Đại Trí nói vẻ quan tâm:
- Sự phụ nên nghỉ ngơi một thời gian.
Đêm đã khuya, Thiền sư Phật Quang nói với Đại Trí:
- Con đi nghỉ ngơi đi, có gì chúng ta từ từ nói sau.
Đến gần sáng, Đại Trí đang ngủ, lại nghe tiếng gõ mõ tụng kinh ở trong phòng thiền của Thiền sư Phật Quang vọng ra. Ban ngày, Thiền sư Phật Quang vẫn đón tiếp những tín đồ đến lễ Phật, thuyết giảng Phật pháp, không một chút mệt mỏi.
Đại Trí nói với Thiền sư Phật Quang:
- Sư phụ! Ba mươi năm nay, cuộc sống hàng ngày của sư phụ vẫn bận rộn như thế, sao không cảm thấy sư phụ già chút nào?
Thiền sư Phật Quang đáp:
- Ta không có thời gian để cảm thấy già.
“Không có thời gian già”, câu nói ấy về sau vẫn cứ luôn vọng ở bên tai Đại Trí.
* THIỀN NGỘ: Ở đời, có người còn rất trẻ, nhưng tâm lực suy kiệt, cảm thấy mình đã già; có người tuổi đã cao, nhưng tinh lực vẫn sung mãn, không cảm thấy mình già. “Không có thời gian già”, tức trong lòng không có quan niệm già. Cũng giống như Khổng Tử nói: “Làm người, phát phẫn mà quên ăn, vui đến độ quên lo, không biết tuổi già sắp đến vậy”.
(Nguồn: Thiền Ngộ, tác giả Thanh Phong, Nxb Phương Đông, năm 2010, trang 110-
khanh linh- Tổng số bài gửi : 197
Join date : 11/11/2008
Đến từ : salt lake city, utah
Similar topics
» Nguyễn nhật Ánh
» HAI VẺ ĐẸP CỦA NHẤT LINH
» Chúc Mừng Sinh Nhật Mai
» CẢM TƯỞNG CỦA NGUYỄN ANH HUY
» Chúc mừng sinh nhật Nguyên Hà
» HAI VẺ ĐẸP CỦA NHẤT LINH
» Chúc Mừng Sinh Nhật Mai
» CẢM TƯỞNG CỦA NGUYỄN ANH HUY
» Chúc mừng sinh nhật Nguyên Hà
KHUNG TRỜI QUỐC HỌC :: CHUYÊN ĐỀ :: KHÁC
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mon Mar 23, 2015 3:15 pm by Minh Châu
» Chúc mừng sinh nhật Nguyên Hà
Tue Mar 12, 2013 9:06 pm by Trương Nguyên Hà
» Chúc mừng sinh nhật Vĩnh Long.
Sun Mar 03, 2013 2:37 pm by Minh Châu
» Trả lời thư Minh Châu
Tue Feb 19, 2013 4:36 pm by Nguyen thi kim hiep
» lien lac
Tue Feb 19, 2013 12:15 pm by Minh Châu
» Chúc Mừng Năm Mới 2013
Wed Jan 23, 2013 10:09 am by Minh Châu
» Truyện Ngắn: THƯƠNG NHỚ HOÀNG LAN
Sun Jun 17, 2012 1:57 pm by Minh Châu
» Live chat 12A
Fri Apr 20, 2012 10:41 am by dntn_tamhien
» NHẠC SẾN, NHẠC SANG
Mon Apr 16, 2012 2:46 pm by Minh Châu