Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 18 người, vào ngày Wed Mar 01, 2023 11:20 pm
Latest topics
Statistics
Diễn Đàn hiện có 37 thành viênChúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: Nguyen thi kim hiep
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 534 in 219 subjects
Thưởng thức Nhạc - Họa:
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thưởng thức Nhạc - Họa:
GAM MÀU HUẾ TRONG NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN
NGUYỄN ANH HUY
Cựu học sinh Quốc Học - Huế
Lớp A khóa 1982-1985
NAH
NGUYỄN ANH HUY
Cựu học sinh Quốc Học - Huế
Lớp A khóa 1982-1985
Không biết từ lúc nào? do đâu? và vì sao? mà người ta hay nói màu tím là màu đặc trưng của Huế! Có phải tím thành cổ ? hay là tím chiều mơ?... bởi không ai có thể định nghĩa được, cũng như tính được chuẩn độ của màu “tím Huế” trong phổ hệ màu là như thế nào!
Cố họa sĩ Phạm Đăng Trí cho biết: “Đối với màu tím, phụ nữ Huế quan niệm đó là một sắc trang nhã. Trông không buồn mà chỉ như mĩm cười. Không quá nồng nàn như bông lài mà thoang thoảng như hương lan thanh đạm và tế nhị. Vì vậy, đàn bà con gái thường mặc màu tím... Và nữ sinh thường chọn màu này để làm đồng phục... Tím là sắc lạnh, là sắc thuộc âm, nằm dưới cùng trong quang phổ, phát ra bước sóng ngắn và sức sáng nhẹ nhàng... Điều vừa trình bày, chứng tỏ ý thức thẩm mỹ của chị em phụ nữ xứ này qua việc chọn màu tím để ví với đức tính của mình thì thật là tinh tế. Do đó, đã sinh ra từ ngữ “màu tím Huế”...”.
Trong thế giới màu sắc, chỉ có ba màu cơ bản là: đỏ, vàng và xanh. Trắng và đen có thể xem không phải là màu, mà chỉ là nền, sắc độ giảm tối đa hoặc tăng tối đa của các màu. Phối hợp các màu cơ bản trên, tùy theo từng mức độ mà có muôn màu nghìn tía...
Xanh là màu có tính lạnh và mạnh mẽ, đỏ là màu nóng cuốn hút. Hai màu xanh đỏ phối hợp tạo thành màu tím rất lôi cuốn mà người đời đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để nói về màu này...
Tím là một màu chính trong ngũ sắc pháp lam Huế (đỏ, vàng, tím, lục, xanh) trang trí ở cung điện cũng như ở đình chùa miếu vũ..., nên sắc màu truyền cảm mạnh này đã quyện vào tâm tư người bản xứ. Cũng màu tím, song tuỳ theo sắc độ, cung bậc như tím hoa cà, tím than...; rồi đặc biệt là “tím Huế”, là biểu hiện sự thuỷ chung nhưng lãng mạn, bâng quơ và nhớ nhung :
Cố họa sĩ Phạm Đăng Trí cho biết: “Đối với màu tím, phụ nữ Huế quan niệm đó là một sắc trang nhã. Trông không buồn mà chỉ như mĩm cười. Không quá nồng nàn như bông lài mà thoang thoảng như hương lan thanh đạm và tế nhị. Vì vậy, đàn bà con gái thường mặc màu tím... Và nữ sinh thường chọn màu này để làm đồng phục... Tím là sắc lạnh, là sắc thuộc âm, nằm dưới cùng trong quang phổ, phát ra bước sóng ngắn và sức sáng nhẹ nhàng... Điều vừa trình bày, chứng tỏ ý thức thẩm mỹ của chị em phụ nữ xứ này qua việc chọn màu tím để ví với đức tính của mình thì thật là tinh tế. Do đó, đã sinh ra từ ngữ “màu tím Huế”...”.
Trong thế giới màu sắc, chỉ có ba màu cơ bản là: đỏ, vàng và xanh. Trắng và đen có thể xem không phải là màu, mà chỉ là nền, sắc độ giảm tối đa hoặc tăng tối đa của các màu. Phối hợp các màu cơ bản trên, tùy theo từng mức độ mà có muôn màu nghìn tía...
Xanh là màu có tính lạnh và mạnh mẽ, đỏ là màu nóng cuốn hút. Hai màu xanh đỏ phối hợp tạo thành màu tím rất lôi cuốn mà người đời đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để nói về màu này...
Tím là một màu chính trong ngũ sắc pháp lam Huế (đỏ, vàng, tím, lục, xanh) trang trí ở cung điện cũng như ở đình chùa miếu vũ..., nên sắc màu truyền cảm mạnh này đã quyện vào tâm tư người bản xứ. Cũng màu tím, song tuỳ theo sắc độ, cung bậc như tím hoa cà, tím than...; rồi đặc biệt là “tím Huế”, là biểu hiện sự thuỷ chung nhưng lãng mạn, bâng quơ và nhớ nhung :
“Chiều một mình qua phố,
Âm thầm nhớ nhớ tên em,
Có khi nắng khuya chưa lên,
Mà một loài hoa chợt tím...”
Âm thầm nhớ nhớ tên em,
Có khi nắng khuya chưa lên,
Mà một loài hoa chợt tím...”
Huế một thuở là kinh đô, vàng là màu áo của vua thiết triều, thuộc thổ (trung ương) trong ngũ sắc truyền thống phương Đông (đỏ, vàng, xanh, trắng, đen), và cũng là một màu chính trong pháp lam Huế, được vua chúa chọn làm màu của vương quyền, nên cũng biểu hiện về Huế và có tính tươi sáng, sắc vui :
“Chiều một mình qua phố,
Âm thầm nhớ nhớ tên em,
Áo xưa chưa quen phong trần,
Đợi mùa thu vàng áo thêm...”
Âm thầm nhớ nhớ tên em,
Áo xưa chưa quen phong trần,
Đợi mùa thu vàng áo thêm...”
Trịnh Công Sơn nói: “-Tôi không thấy có ranh giới nào giữa thế giới âm thanh và thế giới im lặng cả. Những gì không nói được bằng ngôn ngữ âm nhạc thì tôi nhờ đến ngôn ngữ màu sắc. Nếu cả hai phương tiện này cũng chưa chuyên chở hết những suy nghĩ của tôi về đời và con người thì tôi lại phải tìm đến với văn chương.”
Trong cùng một ca khúc, mà nhạc sĩ thiên tài họ Trịnh cũng là một họa sĩ, đã phối màu vàng cổ điển của văn hóa cung đình với màu tím của văn hoá dân gian tạo nên cặp màu đặc sắc của Văn hoá Huế. Đây là một cặp màu bổ sung mà mỗi màu đều có nét đẹp riêng, nhưng khi phối hợp đã cộng hưởng mang nét đẹp vương giả; cùng tôn lẫn nhau, không phải màu nào chính, màu nào phụ, mà phụ thuộc vào hệ quy chiếu của từng người cảm nhận...
Đặt cánh hoa vàng trên nền tím, màu vàng sẽ rực rỡ hơn, mà nền tím cũng không vì thế mà bị chìm. Nhưng nếu đặt màu vàng ấy vào nền trắng, xanh... thì cánh hoa không thể nổi bật được. Hiện tượng một cặp màu bổ sung thỉnh thoảng vẫn lặp lại trong những bài ca trữ tình mang không gian Huế:
Cũng có thể “chiều tím” là do không gian Huế tím, nhưng cũng có thể “tím loang vỉa hè” có nghĩa là nữ sinh tan trường buổi chiều được “gió hôn tóc thề” và gió cũng hôn luôn cả áo dài làm tà áo tím loang loáng trên vỉa hè! Song nhạc sĩ đã cho biết thêm “trong nắng vàng chiều nay”, như vậy tím đây không phải là tím chiều mơ, mà chắc chắn là màu của tà áo dài Huế đã nhuộm thắm được “nắng vàng” làm tươi thêm...
Sống trong thành phố vườn, hòa lẫn với cỏ cây, từ căn nhà nhỏ mà tiếp xúc với vũ trụ, người Huế cảm nhận sự vật và hiện tượng bằng trực giác hơn lý tính, từ đó sinh ra tâm hồn đồng nội. Vì thế mà nhạc sĩ đã tô điểm bức tranh bằng những màu sắc thiên nhiên, cũng như mượn ánh sáng làm phương tiện diễn đạt sự sinh động của hiện thực tự nhiên: “cỏ cây chợt lên màu nắng...”, rồi lãng mạn cực điểm là “màu nắng bây giờ trong mắt em...”. Cứ thử hỏi “màu nắng” là màu gì (?) thì tác giả cho biết ngay “em qua công viên mắt em ngây tròn, lung linh nắng thuỷ tinh vàng...”.
Có lúc nhạc sĩ không tô bằng màu trực tiếp, mà tả màu sắc một cách tinh tế qua thủ pháp ẩn dụ trong một số quy luật phối màu nhất định, để vẽ nên một không gian Huế rất đặc sắc. Người nghe được “đưa em về, nắng vương nhè nhẹ”, mà “chiều cuối trời nhiều mây”; những đám mây được “trời ươm nắng, cho mây hồng” hoặc ngay cả khi “trời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi, từng phiến mây hồng, em mang trên vai...”. Chính những mây hồng này, long lanh với dòng Hương xanh ngát, tạo nên không gian rực tím làm họa sĩ vật vã cảm hoài vì sự trống vắng nửa hồn của gam màu “ngày xưa sao lá thu không vàng ?... để nắng đi vào trong mắt em”, bởi thu tím mà thiếu lá vàng cũng như hoa xuân thiếu bướm lượn. Đây là bức tranh của một họa sĩ thuộc trường phái Hội họa Ấn tượng có màu sắc tả thực, ghi lại những cảm xúc đọng lại trong hồn người, thích không gian thiên nhiên, nhờ đó sử dụng ngôn ngữ hội họa nhạy cảm, giàu tính thẩm mỹ. Và những không gian rất ấn tượng này thoáng hiện thoáng mất, khi thì “một loài hoa chợt tím”, khi thì “cỏ cây chợt lên màu nắng”...
Có lúc nhạc sĩ lại dùng màu như một họa sĩ của trường phái Sắc điểm: “đóa hoa hồng cài lên tóc mây...”. Nhưng tóc ở đây không phải màu đen mà là “tóc nào hãy còn xanh...”, mặc dù xanh ở đây có nghĩa là thanh xuân, song về sắc màu thì vẫn là màu xanh, và trong nét phối trí kiểu điểm sắc hồng cạnh sắc xanh này vẫn tương ánh tạo nên sắc tím của Huế!
Cho nên, Trịnh Công Sơn bảo: “-Hội họa và âm nhạc là hai người bạn đồng hành trong nghệ thuật... Trong âm thanh có màu sắc và ngược lại, trong màu sắc có âm thanh... Khi bạn nghe một bản nhạc, bạn đắm chìm vào bản nhạc ấy và trong khối lượng âm thanh kia bỗng mở ra cho bạn một không gian đầy màu sắc, lung linh, óng ả mà có thể để bạn chưa bao giờ nhìn thấy...”. Và những ca từ hợp thành gam màu được chuyển tải qua âm thanh của họ Trịnh tài hoa, phần lớn là những màu trong ngũ sắc của pháp lam Huế, mà nổi bật và đặc trưng nhất là cặp màu bổ sung vàng – tím.
Trong cùng một ca khúc, mà nhạc sĩ thiên tài họ Trịnh cũng là một họa sĩ, đã phối màu vàng cổ điển của văn hóa cung đình với màu tím của văn hoá dân gian tạo nên cặp màu đặc sắc của Văn hoá Huế. Đây là một cặp màu bổ sung mà mỗi màu đều có nét đẹp riêng, nhưng khi phối hợp đã cộng hưởng mang nét đẹp vương giả; cùng tôn lẫn nhau, không phải màu nào chính, màu nào phụ, mà phụ thuộc vào hệ quy chiếu của từng người cảm nhận...
Đặt cánh hoa vàng trên nền tím, màu vàng sẽ rực rỡ hơn, mà nền tím cũng không vì thế mà bị chìm. Nhưng nếu đặt màu vàng ấy vào nền trắng, xanh... thì cánh hoa không thể nổi bật được. Hiện tượng một cặp màu bổ sung thỉnh thoảng vẫn lặp lại trong những bài ca trữ tình mang không gian Huế:
“Nhìn những mùa thu đi...
nghe tháng ngày chết trong thu vàng...
Gió heo may đã về,
chiều tím loang vỉa hè,
và gió hôn tóc thề...
Trong nắng vàng chiều nay...”.
nghe tháng ngày chết trong thu vàng...
Gió heo may đã về,
chiều tím loang vỉa hè,
và gió hôn tóc thề...
Trong nắng vàng chiều nay...”.
Cũng có thể “chiều tím” là do không gian Huế tím, nhưng cũng có thể “tím loang vỉa hè” có nghĩa là nữ sinh tan trường buổi chiều được “gió hôn tóc thề” và gió cũng hôn luôn cả áo dài làm tà áo tím loang loáng trên vỉa hè! Song nhạc sĩ đã cho biết thêm “trong nắng vàng chiều nay”, như vậy tím đây không phải là tím chiều mơ, mà chắc chắn là màu của tà áo dài Huế đã nhuộm thắm được “nắng vàng” làm tươi thêm...
Sống trong thành phố vườn, hòa lẫn với cỏ cây, từ căn nhà nhỏ mà tiếp xúc với vũ trụ, người Huế cảm nhận sự vật và hiện tượng bằng trực giác hơn lý tính, từ đó sinh ra tâm hồn đồng nội. Vì thế mà nhạc sĩ đã tô điểm bức tranh bằng những màu sắc thiên nhiên, cũng như mượn ánh sáng làm phương tiện diễn đạt sự sinh động của hiện thực tự nhiên: “cỏ cây chợt lên màu nắng...”, rồi lãng mạn cực điểm là “màu nắng bây giờ trong mắt em...”. Cứ thử hỏi “màu nắng” là màu gì (?) thì tác giả cho biết ngay “em qua công viên mắt em ngây tròn, lung linh nắng thuỷ tinh vàng...”.
Có lúc nhạc sĩ không tô bằng màu trực tiếp, mà tả màu sắc một cách tinh tế qua thủ pháp ẩn dụ trong một số quy luật phối màu nhất định, để vẽ nên một không gian Huế rất đặc sắc. Người nghe được “đưa em về, nắng vương nhè nhẹ”, mà “chiều cuối trời nhiều mây”; những đám mây được “trời ươm nắng, cho mây hồng” hoặc ngay cả khi “trời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi, từng phiến mây hồng, em mang trên vai...”. Chính những mây hồng này, long lanh với dòng Hương xanh ngát, tạo nên không gian rực tím làm họa sĩ vật vã cảm hoài vì sự trống vắng nửa hồn của gam màu “ngày xưa sao lá thu không vàng ?... để nắng đi vào trong mắt em”, bởi thu tím mà thiếu lá vàng cũng như hoa xuân thiếu bướm lượn. Đây là bức tranh của một họa sĩ thuộc trường phái Hội họa Ấn tượng có màu sắc tả thực, ghi lại những cảm xúc đọng lại trong hồn người, thích không gian thiên nhiên, nhờ đó sử dụng ngôn ngữ hội họa nhạy cảm, giàu tính thẩm mỹ. Và những không gian rất ấn tượng này thoáng hiện thoáng mất, khi thì “một loài hoa chợt tím”, khi thì “cỏ cây chợt lên màu nắng”...
Có lúc nhạc sĩ lại dùng màu như một họa sĩ của trường phái Sắc điểm: “đóa hoa hồng cài lên tóc mây...”. Nhưng tóc ở đây không phải màu đen mà là “tóc nào hãy còn xanh...”, mặc dù xanh ở đây có nghĩa là thanh xuân, song về sắc màu thì vẫn là màu xanh, và trong nét phối trí kiểu điểm sắc hồng cạnh sắc xanh này vẫn tương ánh tạo nên sắc tím của Huế!
Cho nên, Trịnh Công Sơn bảo: “-Hội họa và âm nhạc là hai người bạn đồng hành trong nghệ thuật... Trong âm thanh có màu sắc và ngược lại, trong màu sắc có âm thanh... Khi bạn nghe một bản nhạc, bạn đắm chìm vào bản nhạc ấy và trong khối lượng âm thanh kia bỗng mở ra cho bạn một không gian đầy màu sắc, lung linh, óng ả mà có thể để bạn chưa bao giờ nhìn thấy...”. Và những ca từ hợp thành gam màu được chuyển tải qua âm thanh của họ Trịnh tài hoa, phần lớn là những màu trong ngũ sắc của pháp lam Huế, mà nổi bật và đặc trưng nhất là cặp màu bổ sung vàng – tím.
NAH
Nguyễn Anh Huy- Tổng số bài gửi : 48
Join date : 23/06/2010
Age : 57
Đến từ : Huế
ra't tuyet
thanks AHuy da? cho ca'c ban. mot. bai` viet' ve^` mau` tim' Hue' rat' dep. va` tho mo^ng. Hy vong. se? duoc. do.c them nhieu` bai` viet' nhu vay. trong tuong lai de? forum cu?a 12A cang` them soi noi?
klinh
klinh
khanh linh- Tổng số bài gửi : 197
Join date : 11/11/2008
Đến từ : salt lake city, utah
Re: Thưởng thức Nhạc - Họa:
Thân gởi các bạn 12A,
Thưởng thức nhạc - họa, Huy đã thấy trong nhạc có họa qua bài "Gam màu Huế trong nhạc Trịnh Công Sơn". Nhưng cũng có lúc xem họa thì "nghe" có nhạc ! ...
Và trong nhiều loại hình nghệ thuật đan xen lẫn nhau, ta sẽ có thể thưởng thức những chi tiết nhỏ, khi hiểu rõ vấn đề...
Như xem phim TITANIC, bộ phim ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới và đoạt được 11 giải Oscar (nhiều giải nhất từ xưa đến nay) của đạo diễn James Cameron, xuất bản năm 1997, kể về vụ đắm tàu Titanic năm 1912. Trong phim có chi tiết, nhà quý tộc giàu có Cal Hockley (người chồng tương lai của Rose) đi trên chuyến tàu này đã mua các sưu tập tranh của Danh họa Monet từ cuộc triển lãm ở London để đưa về Mỹ; tuy chỉ là hư cấu nhân vật, nhưng lại rất hợp lý về mặt lịch sử.
Hoặc trong phim “The Thomas Crown affair”, của đạo diễn John McTiernan năm 1999 có nội dung khá thú vị về chuyện tình của triệu phú trẻ Thomas Crown (do Pierce Brosnan thủ vai) ở thành phố New York, nổi tiếng vì sự giàu có, lịch lãm, hiểu biết và thói chơi ngông… Chàng trở thành triệu phú nhờ tài ăn trộm siêu việt, còn nàng sống bằng nghề thám tử chuyên truy tìm những tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp. Vụ trộm bức tranh “Sunset In Venice (Hoàng hôn ở Venice)” của Danh họa Monet ở bảo tàng tranh hội họa Ấn Tượng đã đẩy họ đến với nhau… trong việc “so tài” “nghề nghiệp” nhưng từ đó đã phát sinh một mối tình lãng mạn…
Vậy Monet là ai ?, mà tranh của ông được điện ảnh khai thác nhiều đến thế ?
Huy có viết bài "NỔI CHÌM CÙNG TRÀO LƯU ẤN TƯỢNG...", trong đó cũng có phần ẩn náu tâm tư của Huy (cũng như bài bình tranh Raphael cũng mang tâm tư của Huy). Bài viết tuy vấn đề rộng, khi rẽ ngang, khi rẽ dọc, nhưng nội dung chính là ở title bài viết, hoặc ở đoạn tư tưởng mở đầu như sau:
NỔI CHÌM CÙNG TRÀO LƯU “ẤN TƯỢNG”…
Mọi sự “phá cách”, bất kỳ trong lĩnh vực nào cũng vậy, ban đầu bao giờ cũng vấp phải sự chống đối, chỉ trích của những thế lực bảo thủ, thậm chí còn bị “chửi bới” đủ điều... Nhưng nếu biết chấp nhận “thị phi thành bại theo dòng nước”, bình tĩnh và kiên nhẫn tiếp tục phát triển những sáng kiến, khi trời quang mây tạnh, những phá cách ấy sẽ tạo nên một trật tự mới và sẽ trở thành mốc son của lịch sử phát triển...
Mời các bạn xem tiếp bài viết ở trang web sau:
http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenanhhuy/100108-hoihoaantuong.htm
Huy
Thưởng thức nhạc - họa, Huy đã thấy trong nhạc có họa qua bài "Gam màu Huế trong nhạc Trịnh Công Sơn". Nhưng cũng có lúc xem họa thì "nghe" có nhạc ! ...
Và trong nhiều loại hình nghệ thuật đan xen lẫn nhau, ta sẽ có thể thưởng thức những chi tiết nhỏ, khi hiểu rõ vấn đề...
Như xem phim TITANIC, bộ phim ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới và đoạt được 11 giải Oscar (nhiều giải nhất từ xưa đến nay) của đạo diễn James Cameron, xuất bản năm 1997, kể về vụ đắm tàu Titanic năm 1912. Trong phim có chi tiết, nhà quý tộc giàu có Cal Hockley (người chồng tương lai của Rose) đi trên chuyến tàu này đã mua các sưu tập tranh của Danh họa Monet từ cuộc triển lãm ở London để đưa về Mỹ; tuy chỉ là hư cấu nhân vật, nhưng lại rất hợp lý về mặt lịch sử.
Hoặc trong phim “The Thomas Crown affair”, của đạo diễn John McTiernan năm 1999 có nội dung khá thú vị về chuyện tình của triệu phú trẻ Thomas Crown (do Pierce Brosnan thủ vai) ở thành phố New York, nổi tiếng vì sự giàu có, lịch lãm, hiểu biết và thói chơi ngông… Chàng trở thành triệu phú nhờ tài ăn trộm siêu việt, còn nàng sống bằng nghề thám tử chuyên truy tìm những tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp. Vụ trộm bức tranh “Sunset In Venice (Hoàng hôn ở Venice)” của Danh họa Monet ở bảo tàng tranh hội họa Ấn Tượng đã đẩy họ đến với nhau… trong việc “so tài” “nghề nghiệp” nhưng từ đó đã phát sinh một mối tình lãng mạn…
Vậy Monet là ai ?, mà tranh của ông được điện ảnh khai thác nhiều đến thế ?
Huy có viết bài "NỔI CHÌM CÙNG TRÀO LƯU ẤN TƯỢNG...", trong đó cũng có phần ẩn náu tâm tư của Huy (cũng như bài bình tranh Raphael cũng mang tâm tư của Huy). Bài viết tuy vấn đề rộng, khi rẽ ngang, khi rẽ dọc, nhưng nội dung chính là ở title bài viết, hoặc ở đoạn tư tưởng mở đầu như sau:
NỔI CHÌM CÙNG TRÀO LƯU “ẤN TƯỢNG”…
Mọi sự “phá cách”, bất kỳ trong lĩnh vực nào cũng vậy, ban đầu bao giờ cũng vấp phải sự chống đối, chỉ trích của những thế lực bảo thủ, thậm chí còn bị “chửi bới” đủ điều... Nhưng nếu biết chấp nhận “thị phi thành bại theo dòng nước”, bình tĩnh và kiên nhẫn tiếp tục phát triển những sáng kiến, khi trời quang mây tạnh, những phá cách ấy sẽ tạo nên một trật tự mới và sẽ trở thành mốc son của lịch sử phát triển...
Mời các bạn xem tiếp bài viết ở trang web sau:
http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenanhhuy/100108-hoihoaantuong.htm
Huy
Nguyễn Anh Huy- Tổng số bài gửi : 48
Join date : 23/06/2010
Age : 57
Đến từ : Huế
Similar topics
» CHIA SẺ NHỮNG NIỀM SAY MÊ
» NHẠC SẾN, NHẠC SANG
» de thuong giong Hue
» NHẠC TIỀN CHIẾN
» Nhu can'nh va.c bay- nhac. TCS
» NHẠC SẾN, NHẠC SANG
» de thuong giong Hue
» NHẠC TIỀN CHIẾN
» Nhu can'nh va.c bay- nhac. TCS
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mon Mar 23, 2015 3:15 pm by Minh Châu
» Chúc mừng sinh nhật Nguyên Hà
Tue Mar 12, 2013 9:06 pm by Trương Nguyên Hà
» Chúc mừng sinh nhật Vĩnh Long.
Sun Mar 03, 2013 2:37 pm by Minh Châu
» Trả lời thư Minh Châu
Tue Feb 19, 2013 4:36 pm by Nguyen thi kim hiep
» lien lac
Tue Feb 19, 2013 12:15 pm by Minh Châu
» Chúc Mừng Năm Mới 2013
Wed Jan 23, 2013 10:09 am by Minh Châu
» Truyện Ngắn: THƯƠNG NHỚ HOÀNG LAN
Sun Jun 17, 2012 1:57 pm by Minh Châu
» Live chat 12A
Fri Apr 20, 2012 10:41 am by dntn_tamhien
» NHẠC SẾN, NHẠC SANG
Mon Apr 16, 2012 2:46 pm by Minh Châu